Biểu thuế là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản,...). Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.
DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN
Dịch vụ thủ tục hải quan Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển sẽ hỗ trợ quý khách hàng về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cho đơn hàng. Giúp đơn hàng được xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phi. Tìm hiểu thêm tại đây
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh xin gửi tặng các bạn File Biểu thuế XNK 2022 đã tích hợp và cập nhật:
1. Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC.
2. Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế, gồm: Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
3. Các chính sách quản lý hàng hóa XNK theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách áp dụng đối với 8.289/10.813 mã HS.
4. Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Địa chỉ: 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: https://www.nitoda.com
1. Khống chế thành công dịch Covid-19
Với chính sách phòng, chống dịch đúng đắn, hiệu quả; sự quyết liệt, sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; nỗ lực cống hiến, hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế, Quân đội, Công an và sự đồng lòng của người dân, năm 2022, sau hơn hai năm ứng phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch. Đây là điều kiện quan trọng để nước ta mở cửa trở lại nền kinh tế và các hoạt động xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người cao tuổi.
2. Trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, GDP Việt Nam tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022
Với các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 ước đạt 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. Kinh tế Việt Nam cũng ghi nhận những điểm sáng như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm chỉ tăng 3,15% so với năm 2021 (vượt mục tiêu đề ra); năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước... Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD; GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110USD, tăng 393USD so với năm 2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Kết quả đạt được nêu trên của Việt Nam được đánh giá cao trong bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung đang rất ảm đạm.
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Z143 (Công ty TNHH Một thành viên 43), Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
3. Một năm thành công của đối ngoại Việt Nam
Năm 2022 có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Trung Quốc sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp nhà nước tới Singapore, Hàn Quốc, Indonesia; thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao ASEAN; thăm chính thức Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm ASEAN-EU... Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Hungary, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Lào, Campuchia, Philippines, Australia, New Zealand; tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43)...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các vị lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế cũng nhộn nhịp tới thăm Việt Nam. Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Điều đó một lần nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam và sự ủng hộ của quốc tế với Việt Nam trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
4. Kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử 76 năm Quốc hội Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 4-1 đến 11-1-2022 trở thành kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử 76 năm của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu quan trọng nhất của kỳ họp là kịp thời ban hành gói chính sách tài khóa trị giá khoảng 347.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời thông qua những quyết sách cực kỳ quan trọng cho việc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Nhờ tinh thần làm việc “từ sớm, từ xa”, những quyết sách được quyết định đúng thời điểm, trúng lĩnh vực, góp phần cực kỳ quan trọng để nước ta chớp thời cơ, đạt được những thành tựu nổi bật.
5. Đảng có nhiều quyết sách quan trọng trong định hướng phát triển đất nước
Năm 2022, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng đã có các nghị quyết quan trọng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Đảng có các nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kết luận về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quang cảnh Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Đảng.
Bên cạnh đó, năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế-xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là những quyết sách lớn, rất quan trọng định hướng cho sự phát triển của đất nước.
6. Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ đại án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng
Trong năm 2022, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt. Nhiều vụ đại án tham nhũng, đại án kinh tế đã bị phanh phui, đã hoặc đang trong quá trình tố tụng để xử lý nghiêm minh trước pháp luật, như: Vụ án Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19; vụ án đưa-nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu”; các vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan tới cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings; vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan tới bà Trương Mỹ Lan; vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ..." xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18-11-2022.
Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
7. Việt Nam tổ chức thành công SEA Games 31
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã diễn ra thành công rực rỡ. Công tác tổ chức của đại hội đã để lại những ấn tượng đẹp với đoàn thể thao các nước trong khu vực. Với 205 huy chương vàng (HCV), đoàn thể thao nước chủ nhà Việt Nam đã chính thức thiết lập kỷ lục mới về số HCV tại một kỳ SEA Games; trong đó bảo vệ thành công 2 huy chương vàng môn bóng đá nam và môn bóng đá nữ.
Lễ khai mạc SEA Games 31 diễn ra sôi động, ấn tượng.
SEA Games 31 thành công trọn vẹn là kết quả của sự quyết tâm, trách nhiệm, nỗ lực của Chính phủ trong việc tổ chức một kỳ đại hội thể thao tầm cỡ khi đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường tại khu vực cũng như trên thế giới. Sự kiện này ngoài khẳng định vị thế của thể thao Việt Nam tại đấu trường thể thao khu vực, còn là dịp quảng bá hình ảnh của đất nước, con người, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với các quốc gia Đông Nam Á.
8. Tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội) là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Sự kiện thu hút sự tham gia của 174 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển lãm đã đón hơn 60.000 lượt người dân, gần 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tới tham quan; 52 đoàn khách nước ngoài từ 28 nước tham dự triển lãm và nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Triển lãm nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí, trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang; tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới...
9. Thị trường xăng dầu có nhiều biến động
Năm 2022 là một năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu trong nước, giá cả tăng cao theo giá xăng dầu thế giới, nguồn cung hạn chế, một số thời điểm đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ ở một số địa phương. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương nhân sản xuất xăng dầu và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng lượng nhập khẩu, tăng công suất sản xuất. Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh các chi phí trong giá cơ sở xăng dầu để phù hợp với thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính tạo điều kiện về tín dụng và thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu xăng dầu...
Người dân đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam.
Đến nay, nguồn cung xăng dầu trong nước cơ bản được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, không xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ.
10. Lần đầu tiên, Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam vào vòng chung kết World Cup
Năm 2022 ghi dấu ấn thành công vang dội của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực và thế giới. Đặc biệt, với tinh thần thi đấu quả cảm, kỹ thuật tốt, chiến thuật hợp lý, lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam tiến vào vòng chung kết World Cup 2023.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu cùng các cầu thủ Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam tại Nhà Quốc hội.
Đây là dấu ấn lịch sử của Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam nói riêng và của bóng đá Việt Nam nói chung.
Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và trên 200 đại biểu doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
Điểm nhấn của buổi Lễ là tôn vinh, trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022 cho 60 doanh nhân, trong đó có 10 người được vinh danh TOP10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Tổng hợp doanh nghiệp của 60 doanh nhân này năm 2021 có doanh thu trên 1,2 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 722 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 148 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 70 nghìn tỷ đồng và số lao động trên 251 nghìn người.
Đây là các doanh nhân đang lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế, có quy mô từ rất lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người lớn tuổi nhất đã 82 tuổi và người trẻ nhất 34 tuổi, có 15 doanh nhân nữ, chiếm tỷ lệ 25%. Mỗi doanh nhân đều là một tấm gương, một câu chuyện hay về tinh thần lập nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ và cả trách nhiệm xã hội.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã biểu dương, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cả trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, cả trong chung sức cùng cả nước chống đại dịch Covid-19 thời gian qua.
Đồng thời Thủ tướng đã nêu những khó khăn, thách thức, các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới và chỉ đạo những định hướng lớn cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu giới doanh nhân Việt Nam cần quan tâm xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh, hướng tới xây dựng đội ngũ doanh nhân có Tâm và Tài, có tinh thần dân tộc, phụng sự đất nước.
Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Đáng chú ý, khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới. Đồng thời, xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.
Đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để phục hồi nhanh và phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng nhấn mạnh cần cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kịp thời và hiệu quả. Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe với cộng đồng doanh nghiệp, trên với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp, đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân.
Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và quyết liệt giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển. Tạo điều kiện để khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia thực hiện các dự án, công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH theo hình thức hợp tác công - tư; Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế; Phát triển lành mạnh hóa, củng cố niềm tin của nhà đầu tư với các thị trường tài chính, bất động sản…; Bảo vệ người làm đúng, xử lý người làm sai.
Đặc biệt, Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam: trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa, đạo đức người kinh doanh; hoạt động SXKD tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước; thể hiện mạnh mẽ vai trò xung kích, chiến sĩ đi đầu trên mặt trận phát triển KTXH, tăng cường kết nối, nâng cao trình độ quan trị doanh nghiệp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi số quốc gia, ứng phó biến đổi khí hậu; tận dụng sự phục hội mạnh mẽ thị trường trong nước, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường quốc tế; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh; Bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; đồng thời đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cũng tại Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay, tinh thần trách nhiệm xã hội đã được các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu đã được thể hiện rõ khi cùng nhau đăng ký ủng hộ xây dựng 212 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 10,6 tỷ đồng cho các hộ nghèo, trong đó có 16 căn nhà sẽ được chuyển ngay cho các hộ nghèo tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An để kịp thời khắc phục hậu quả lũ bão vừa xảy ra.
Những lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi chúng ta. Đảng và Nhà nước ta luôn có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp 2013 đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước". Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế".
Chúng ta rất vui mừng với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện nay Việt Nam đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới. Đồng thời, xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.
Đồng thời, đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 và ủng hộ cho Nhân dân nhiều vật tư, trang thiết bị y tế. Việt Nam là quốc gia điển hình thành công trên thế giới về chống dịch nhất là chiến dịch tiêm vacxin có vai trò hỗ trợ, đóng góp lớn của đội ngũ doanh nhân.
Nhân dịp này, Thủ tướng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, vất vả, nhọc nhằn và gửi lời cám ơn, trân trọng biểu dương những nỗ lực, những đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển của đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đại hội XIII cũng đã đề ra nhiệm vụ: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…" và đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65%.
Thủ tướng nêu rõ: Thời gian tới, tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lạm phát tăng cao ở nhiều nước; thị trường quốc tế thu hẹp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu có thể khó lường hơn; thiên tai, dịch bệnh có thể nhiều hơn. Trong nước, chúng ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn đặc biệt do tác động của tình hình địa chính trị, khó khăn của kinh tế toàn cầu. Đồng thời, khi xử lý những bất cập, tồn tại của thị trường tài chính nhất là trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, nhà đầu tư.
Trong bối cảnh như vậy, để phục hồi nhanh và phát triển bền vững, chúng ta cần cùng nhau giải quyết với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả. Và tôi tin với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, những kinh nghiệm đã tích lũy được, cùng sự cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta sẽ làm được, sẽ chiến thắng.
Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa. Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về lượng và chất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó giao VCCI nhiệm vụ "khen thưởng, tôn vinh doanh nhân, phát triển các hiệp hội doanh nghiệp...", được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, VCCI đã triển khai Chương trình Bình xét và trao tặng "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022 với nhiều đổi mới toàn diện, trong đó số danh hiệu được trao giảm từ 100 xuống chỉ còn 60, vừa giảm về lượng để tăng về chất, vừa hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập VCCI vào năm sau 2023 (27/4/1963 – 27/4/2023).
Năm nay cũng là năm đầu tiên đưa các chuẩn mực theo 6 quy tắc đạo đức doanh nhân do VCCI ban hành là tiêu chí hàng đầu để bình xét trao tặng danh hiệu. Đó là các quy tắc: Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Qua 5 bước bình xét khoa học, chặt chẽ, công bằng, minh bạch, danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm nay được quyết định trao tặng cho 60 doanh nhân xuất sắc nhất trong số 211 đề cử, trong đó có 10 người được vinh danh TOP10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Tổng hợp doanh nghiệp của 60 doanh nhân này năm 2021 có doanh thu trên 1,2 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 722 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 148 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 70 nghìn tỷ đồng và số lao động trên 251.000 người. Đây thực sự là kết quả ấn tượng.
Các doanh nhân được vinh danh hôm nay sẽ được gắn huy hiệu đúc bằng vàng là biểu trưng của danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Biểu trưng mới lần đầu xuất hiện, với 6 cánh vươn cao, vừa biểu tượng cho 6 quy tắc đạo đưc doanh nhân, vừa là biểu tượng chiếc vương miện linh thiêng và đơn sơ của vua Hùng. Mong rằng, các Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu vừa được tiếp sức bằng ý chí của quốc tổ Hùng Vương, của hào khí ngàn năm dựng nước, sẽ luôn nêu cao tinh thần dân tộc, trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, cùng hun đúc và lan toả các giá trị đạo đức doanh nhân, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia hùng cường, thịnh vượng.
TOP 10 DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU
1. Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
2. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải
3. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thành An
4. Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO
5. Bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH
6. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG – BRG GROUP
7. Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings
8. Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
9. Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC
10. Ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Minh Long 1
DANH SÁCH 50 "DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU" NĂM 2022
1. Ông Trần Hoài An, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
2. Ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn
3. Bà Đồng Thị Ánh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty PISICO Bình Định - Công ty Cổ phần
4. Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
5. Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình SEED
6. Ông Võ Văn Danh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi
7. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank
8. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận
9. Ông Huỳnh Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung
10. Ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương
11. Ông Cao Tiến Đoan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á
12. Ông Đỗ Minh Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI
13. Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
14. Ông Hoàng Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings
15. Ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
16. Ông Đặng Xuân Huề, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình
17. Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến
18. Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ CNC
19. Ông Lê Đức Huy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
20. Bà Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR)
21. Ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần SECOIN
22. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – VIETRAVEL
23. Ông Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long
24. Ông Trương Hải Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội
25. Ông Bùi Minh Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình Minh
26. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
27. Ông Trần Túc Mã, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TRAPHACO
28. Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Mỹ Lan
29. Ông Huỳnh Khắc Nhu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trà Bắc
30. Bà Bùi Thị Nhự, Giám đốc Công ty Cổ phần Bia Sài gòn - Quảng Ngãi
31. Ông Đỗ Ngọc Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh
32. Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam
33. Ông Văn Tiến Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
34. Ông Cù Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới
35. Ông Lương Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre
36. Ông Phan Thanh Thiên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
37. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
38. Bà Đặng Thị Lynh Trang, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH Minh Trang
39. Ông Giang Quốc Trung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
40. Đại tá Dương Mạnh Trường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên 19-5, Bộ Công an
41. Ông Đoàn Danh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng
42. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng
43. Ông Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Rikkeisoft
44. Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm
45. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Nam
46. Ông Trần Văn Sen, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen
47. Ông Phạm Ngọc Sơn, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ
48. Bà Trịnh Thị Hồng Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa
49. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - Công ty Cổ phần
50. Bà Bùi Thị Hải Yến, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần HANEL
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao giải thưởng cho "Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất"
Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Vượt qua 200 doanh nhân xuất sắc tham gia bình xét giải thưởng năm nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC, ông Nguyễn Trung Chính đã được vinh danh vào Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất với những cống hiến và thành tựu nổi bật cùng CMC, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Đảng, Nhà nước gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới doanh nhân Việt Nam và khẳng định: "Trong những lúc khó khăn, Đảng và Nhà nước luôn có Nhân dân bên cạnh, trong đó có đội ngũ doanh nhân." Mỗi doanh nhân đều là một tấm gương, một câu chuyện hay về tinh thần lập nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ và trách nhiệm xã hội. Thủ tướng kêu gọi các doanh nhân tiếp tục trau dồi, học tập, phát triển hơn nữa để đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Sinh ra tại Nam Định, ông Nguyễn Trung Chính tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội với tấm bằng Kỹ sư Điện tử - Viễn Thông năm 1987 và được nhận vào làm ở Viện Nghiên cứu công nghệ Quốc gia ngay sau đó. Năm 1993, khi Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời, ông cùng người anh, người cộng sự ăn ý của mình là ông Hà Thế Minh (cố Chủ tịch Tập đoàn CMC), quyết định thành lập Công ty TNHH HT&NT, tiền thân của Tập đoàn CMC sau này. Trong suốt những năm tháng sự nghiệp của mình, ông Chính đã đạt được các thành tích tiêu biểu như: Doanh Nhân Sao đỏ, TOP 10 Doanh nhân xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, v..v. Sau khi kinh qua nhiều vị trí khác nhau, ông Nguyễn Trung Chính hiện tại đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch điều hành của Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (CMC Corp).
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Nguyễn Trung Chính, Tập đoàn Công nghệ CMC có những bước phát triển mạnh, đóng vai trò nổi bật trong đóng góp cho nền kinh tế đất nước, là đầu tàu của hoạt động chuyển đổi số quốc gia, bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong giai đoạn 2017 – 2021, CMC luôn giữ mức tăng trưởng dương hàng năm, đóng góp ngân sách Nhà nước. Chỉ tính riêng năm tài chính 2021, doanh thu hợp nhất của CMC đạt 6.909 tỷ, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ; Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế đạt 432 tỷ, tăng trưởng 29% cùng kỳ, đạt 113% kế hoạch.
Hiện nay, Tập đoàn CMC đang hoạt động trên 4 khối kinh doanh chính là Khối Hạ tầng số, Khối Công nghệ & Giải pháp, Khối Kinh doanh Quốc tế và Khối Nghiên cứu & Giáo dục. CMC đang hiện diện tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, trực tiếp tạo việc làm cho hơn 5.000 nhân viên.
Năm 2022, Tập đoàn đã hoàn thành 2 dự án quy mô lớn, bổ sung đáng kể vào hệ thống hạ tầng số cũng như nguồn nhân lực số quốc gia là Trung tâm Dữ liệu CMC Data Center Tân Thuận – Trung tâm dữ liệu hiện đại và an toàn nhất Việt Nam và Trường Đại học CMC - Trường Đại học số đa ngành đầu tiên tại Việt Nam.
"Mục tiêu của CMC là trở thành công ty toàn cầu, quy mô tỷ USD với hơn 10.000 nhân sự vào năm 2025" – Chủ tịch Nguyễn Trung Chính chia sẻ.
Với những đóng góp kể trên, CMC đã vinh dự được nhận 01 Huân chương Lao động hạng Ba, 02 Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều danh hiệu, bằng khen, giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.
"Tôi cảm ơn đất nước và chia sẻ niềm tự hào này với hơn 5.000 người CMC"
Giải thưởng "Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022" chính là sự ghi nhận của Chính phủ về những đóng góp và thành tựu của cá nhân Chủ tịch Nguyễn Trung Chính cũng như Tập đoàn Công nghệ CMC cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong 30 năm qua.
"Tôi rất xúc động và tự hào. Niềm tự hào này tôi muốn chia sẻ với hơn 5.000 cán bộ nhân viên CMC. Không có họ tôi không thể thành công. CMC đã là một tập thể đi suốt cùng nhau trong chặng đường 30 năm. Cảm ơn đất nước đã tạo cơ hội cho CMC phát triển như hôm nay, cảm ơn tất cả cộng sự và gia đình các bạn đã luôn tin tưởng vào CMC và cá nhân tôi để đồng hành cho chặng đường 30 năm phát triển của CMC." – Chủ tịch Nguyễn Trung Chính bộc bạch.
Vinh danh các doanh nhân tiêu biểu
Ngay trong buổi lễ, các doanh nhân cũng đã cùng nhau đăng ký ủng hộ xây dựng 212 căn nhà đại đoàn kết trị giá 10,6 tỷ đồng cho các hộ nghèo. Trong đó 16 căn nhà sẽ được chuyển ngay cho các hộ nghèo tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An để kịp thời khắc phục hậu quả lũ bão vừa xảy ra.
"VCCI hy vọng và tin tưởng những người được trao tặng danh hiệu sẽ trở thành những tấm gương lan tỏa đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam" - ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Top 10 Doanh nhân tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022:
1. Ông Nguyễn Trung Chính, Chỉ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC
2. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings
3. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thành An, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 789
4. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải
5. Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
6. Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH
7. Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Minh Long 1
8. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG – BRG GROUP
9. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
10. Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch, HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!