Động Vật Hoang Dã Là Gì

Động Vật Hoang Dã Là Gì

Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Nổi bật nhất là hệ chim nước giàu có gồm 233 loài sống tại vườn, 88% trong số đó được tìm thấy vào mùa khô, chiếm ¼ tổng số các loài chim đã phát hiện ở Việt Nam. Nơi đây còn được mệnh danh là “vương quốc sếu đầu đỏ” - loài chim lớn nhất trong họ hạc và là một loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ quốc gia. “Trước khi đến tham quan, du khách nên tìm hiểu, liên hệ với ban quản lí vườn để biết được mùa nào chim nhiều và dễ ngắm nhất” - Quỷ Cốc Tử gợi ý.

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Với tổng diện tích hơn 7.500 ha, Tràm Chim là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.

Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà. (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

Travel blogger Quỷ Cốc Tử nhận định rất dễ để có thể quan sát được loài voọc ở bán đảo Sơn Trà. “Voọc ở đây xuất hiện quanh năm, hầu như mùa nào cũng có”, anh cho biết chúng “rất hiền và thân thiện nên dễ dàng có thể quan sát”.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng)

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích hơn 4.400 ha, nơi đây được xem là "lá phổi xanh" của Đà Nẵng với hệ thống thảm thực vật và động vật phong phú.

Sơn Trà có hơn một trăm loài động vật với hàng chục loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ cần bảo tồn của thế giới như: gà tiền mặt đỏ, trăn gấm, thủy sinh. Điểm đặc biệt của khu bảo tồn này còn nhờ vào loài voọc chà vá chân nâu - loài được mệnh danh là nữ hoàng của loài linh trưởng. Tại đây có hơn 400 cá thể voọc cùng rất nhiều khỉ đuôi dài, khỉ vàng sinh sống.

Travel blogger Quỷ Cốc Tử trải nghiệm tại Vườn thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)

làm thế nào để tăng cơ hội "gặp gỡ" động vật hoang dã?

Có một thực tế rằng không phải chuyến đi nào bạn cũng dễ dàng gặp được động vật hoang dã, chúng không đứng đó đợi bạn đến ngắm, thậm chí sẽ biến mất khi nhận thấy sự xuất hiện của bạn. Dưới đây là một số "bí kíp" từ Shi Jang và Quỷ Cốc Tử.

1. Nạp kiến thức về động vật hoang dã. Chúng ta nên tìm hiểu trước về địa điểm mình sẽ đến, về môi sinh và các loài động vật hoang dã ở đó. Tìm hiểu về đặc tính của từng loài sẽ giúp chúng ta biết thời điểm nào là tốt nhất để quan sát chúng.

2. Lắng nghe hướng dẫn của cán bộ vườn để có kiến thức về từng loài cũng như làm theo những lưu ý mà họ đưa ra.

3. Chọn trang phục "gần gũi" với thiên nhiên. Bởi động vật thường có xu hướng ngại hoặc sợ khi gặp các màu khác với màu tự nhiên, ta nên mặc đồ tối màu, đồ ngụy trang hoặc mang những đồ có màu gần giống với môi trường tự nhiên như: xám, xanh lá.

4. Tránh gây sự chú ý của động vật qua mùi hương. Mùi cơ thể cũng là điều cần lưu ý vì thường thì động vật hoang dã sẽ ngửi được mùi chúng ta trước khi nhìn thấy, do đó mùi nước hoa hay thuốc lá sẽ rất ảnh hưởng, nhất là khi điểm quan sát lại đứng đầu hướng gió.

5. Tuyệt đối giữ im lặng. Không nên nói chuyện, gây ồn, hãy đảm bảo không gian yên tĩnh, tránh làm động vật sợ.

6. Tránh cố gắng tiếp cận, tác động đến các loài vật dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta không nên làm thay đổi đặc tính tự nhiên của các loài qua hành động như: dụ chúng bằng đồ ăn, sắp xếp, gài bẫy để chụp hình chúng.

7. Cần có sự kiên nhẫn. Bởi có những chuyến chúng ta sẽ phải chờ đợi khá lâu, cho đến khi thật sự yên tĩnh hoặc cảm thấy an toàn thì động vật mới xuất hiện.

Khu vực xã Thạch Hóa, Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

Đây là một khu vực có động vật hoang dã mới được phát hiện và ít người biết đến. Theo anh Shi Jang, khu dân cư miền Trung này hiện là “nơi trú ngụ của nhiều bầy voọc gáy trắng (hay còn gọi là voọc Hà Tĩnh), rất dễ dàng để bắt gặp và quan sát”.

Được biết, 156 cá thể voọc gáy trắng được phát hiện tại địa bàn tỉnh Tuyên Hóa từ đầu năm nay, chúng phân bổ gồm 22 đàn sống gần khu dân cư. Những đàn voọc này đang được những người dân địa phương tự nguyện bảo vệ hàng ngày mà không có nguồn thu nhập nào.

Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)

Cách thành phố Huế khoảng 40 km, Vườn Quốc gia Bạch Mã là một khu rừng sinh thái hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các trải nghiệm đa dạng. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt-Lào.

"Đây là một trong những nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo và môi trường khí hậu hoàn hảo cho nhiều loài chim, côn trùng, động vật hoang dã sống hoà vào nhau” - Shi Jang cho biết.

Vườn quốc gia Bạch Mã có khu hệ chim phong phú (Ảnh: Internet)

Bạch Mã có khoảng hơn 1.500 loài động vật, trong đó có 93 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ toàn cầu. Khu hệ chim trong vườn chiếm hơn 40% tổng số loài động vật tại đây. Du khách đến tham quan có cơ hội ngắm nhìn nhiều loài chim quý, hiếm của thế giới như: cú vọ mặt trắng, nuốc bụng đỏ, hoét mày trắng, sẻ bụi đầu đen,...

Vườn thú mở Bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc

Toạ lạc ở khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 380 ha, đây là sở thú được thiết kế theo mô hình bán hoang dã (safari) nổi tiếng thế giới, đồng thời cũng là vườn thú bán hoang dã đầu tiên tại Việt Nam.

Qua trải nghiệm thực tế, anh Quỷ Cốc Tử nhận định đây là một địa điểm lý tưởng để “quan sát môi trường nuôi nhốt tự nhiên của những loài không có ở Việt Nam”. Vườn là "nhà chung" của hơn 3.000 cá thể thuộc hơn 150 chủng, loài động vật khác nhau đến từ châu Âu, Mỹ, Nam Phi,... Động vật ở đây được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế với điều kiện tốt nhất. Trong đó, có không ít loài thú quý hiếm như hạc, linh dương sừng kiếm Ả Rập, thiên nga trắng cổ đen,...

Vận động chính sách và luật pháp

Những biện pháp trên cần sự phối hợp của cộng đồng, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để bảo vệ động vật hoang dã một cách bền vững và hiệu quả.

(HNM) - Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học. Bảo tồn động vật hoang dã còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, duy trì sự đa dạng sinh học và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho nhân loại. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT Hà Nội) Lê Minh Tuyên.

- Ông có thể cho biết, hiện nay tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Hà Nội diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến đa dạng sinh học?

- Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng với đó, nhu cầu sử dụng trái phép sản phẩm các loài động vật hoang dã tại Hà Nội ngày một tăng. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên tình hình buôn bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố diễn ra rất phức tạp. Cụ thể, trong 5 năm qua, lực lượng chức năng của thành phố, trung ương tịch thu, bắt giữ 76 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, trong đó có những động vật hoang dã quý hiếm như: Hổ, rái cá, gấu, rùa vàng…, với tổng số tiền xử phạt gần 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến hết tháng 8-2022, trên địa bàn thành phố đang quản lý 227 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 64.365 cá thể; cơ quan chức năng đã cấp cho 153 cơ sở mã số nuôi động vật hoang dã.

Trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắt xích hoặc nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay. Một số loài chủ chốt trong thế giới tự nhiên biến mất cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế, bảo vệ sự tồn tại của thế giới động vật cũng là bảo vệ sự đa dạng về loài, cá thể trong loài, bởi suy cho cùng đó chính là bảo vệ môi trường sinh thái.

- Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ ban hành có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp gì để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, thưa ông?

- Chiến lược đề ra mục tiêu là cần phải bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, chiến lược đặt ra những chỉ tiêu rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu 10 loài đang bị đe dọa, không có thêm loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng… Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, nhất là các loài động vật hoang dã nguy cấp bằng các biện pháp điều tra, đánh giá và liên tục cập nhật, công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn. Chẳng hạn, tăng cường thiết lập hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, những mạng lưới trung tâm cứu hộ, thực hiện các giải pháp để giảm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã.

- Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17-5-2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, như thế nào?

- Nhận thức trước thực trạng săn bắt, bẫy các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn thành phố, đặc biệt dọc hai bên sông Hồng diễn ra phức tạp và cần phải có các biện pháp bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, từ năm 2020, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã xây dựng đề án bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư dọc hai bên sông Hồng (nơi có nhiều loài chim hoang dã, di cư trú ngụ).

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND thành phố Hà Nội ban hành 2 văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Chi cục Kiểm lâm xác định, đây là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và luôn chủ động trong công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã, di cư nói riêng để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố.

- Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp nào để thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn động vật hoang dã và sự đa dạng sinh học, thưa ông?

- UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã và sự đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, sự đa dạng sinh học cho người dân, học sinh, chủ các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm, người dân tại các khu chợ bán chim cảnh… trên địa bàn thành phố.

Thành phố chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ việc nuôi nhốt động vật; không để người dân lợi dụng việc gây nuôi nhằm buôn bán động vật hoang dã trái phép; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các đối tượng vi phạm. UBND thành phố cũng tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, tạo sự đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, bảo vệ động vật hoang dã không chỉ cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể và từng người dân. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, mỗi cá nhân cần thay đổi hành vi ứng xử của mình, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường ngày một tốt hơn.

1. Khu bảo tồn động vật hoang dã và rừng mưa Amazon

Khu bảo tồn động vật hoang dã và rừng mưa Amazon gần như chứa toàn bộ động vật hoang dã hiện có trên thế giới. Nhiều loại động vật quý hiếm chỉ duy nhất có tại Amazon mà không tồn tại ở bất kỳ hệ sinh thái nào khác.

2. Khu bảo tồn động vật hoang dã Khao Sok (Thái Lan)

Đây là một trong những khu bảo tồn đáng ngưỡng mộ nhất của mọi thời đại. Độc đáo cả về thiên nhiên và thu hút trên mọi phương diện, từ các loài vật cho tới miền đất và thiên nhiên. Đây là nơi ngụ cư của voi, hổ, báo, báo đốm, vượn cùng nhiều loài động vật tuyệt vời khác.

3. Khu bảo tồn Masai Mara (Kenya)

Khách du lịch có thể mục thị thế giới động vật dưới chân họ. Nơi đây có đủ mọi loài vật: từ hươu cao cổ, ngựa vằn, voi,... và có thể chứng kiến cuộc di tản của hàng bầy động vật trong đó có chuyến đi lớn nhất của hàng triệu gấu hoang vượt sông Tana từ tháng 7 đến tháng 10. Nơi đây được coi là một trong những kỳ quan của thế giới.

4. Công viên quốc gia Grand Teton (bang Wyoming, Mỹ)

Công viên Grand Teton duy trì môi trường sống tự nhiên cho nhiều loại động vật, thậm chí nhiều loài hiếm không thấy ở nơi đâu khác.

Kafue là khu bảo tồn lớn nhất ở châu Phi. Trong số nhiều loài nơi đây có voi, báo, hà mã, cá sấu.

6. Công viên quốc gia Bandhavgarh, Ấn Độ

Công viên Bandhavgarh có vô vàn loài vật từ hổ, hươu nai, báo cho tới các loài quý hiếm khác.

7. Khu bảo tồn Madikwe, Nam Phi

Nơi đây có sư tử, hà mã, trâu, cùng nhiều loài động vật và chim chóc khác.

8. Công viên và khu bảo tồn Yellowstone (Mỹ)

Yellowstone đẹp hút hồn bởi những viên đá đỏ và vàng quanh các hồ địa nhiệt nóng chảy tạo nên khung cảnh thiên đường.

Khu rừng này là nơi ngụ cư của các loài thú hoang như gấu, chó sói, hươu nai, bò rừng,....

9. Khu bảo tồn Serengeti (Tanzania)

Đàn ngựa vằn và linh dương ở Serengeti

Khu bảo tồn Bialowieza nằm dọc biên giới Belarus và Ba Lan mang lại cho bạn thiên nhiên tuyệt vời của châu Âu.

Với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Tại Việt Nam, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã, như sừng tê giác, vảy tê tê hoặc ngà voi rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự sinh tồn của các loài động vật này. Theo các chuyên gia, với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Thả động vật hoang dã về môi trường sống tự nhiên.

Theo giới chuyên gia, để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ động vật hoang dã, cần có những nỗ lực phối hợp và hợp tác với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội. Chỉ khi chúng ta cùng chung tay mới có thể xây dựng các giải pháp hiệu quả để chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Giới chuyên gia cho rằng, các nỗ lực chống hoạt động buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa nếu chúng ta cùng nhau chung tay giảm được nhu cầu trên thị trường.

Việt Nam là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã đang làm suy thoái sinh cảnh tự nhiên, gây mất đa dạng sinh học; tạo ra áp lực lớn cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

Nằm trong top những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, Việt Nam sở hữu hệ thống động, thực vật phong phú. Dưới đây là gợi ý những địa điểm có thể quan sát động vật hoang dã ở Việt Nam và một số lưu ý cho chuyến đi của bạn, dựa trên chia sẻ và trải nghiệm thực tế từ travel blogger Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử) và nhà điều hành tour du lịch sinh thái - Shi Jang.