Thêm bài hát vào playlist thành công
I. Nhà Thờ Tha La được thành hình.
Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), vì nghi ngờ người Công Giáo liên kết với ông Lê Văn Khôi, khởi nghĩa chống triều đình Huế, nên vua ra sắc chỉ cấm đạo rất gắt ao. Trong hoàn cảnh ấy, ông Côximô Nguyễn Hữu Trí đã đưa gia đình từ Huế vào miền Nam sinh sống và lánh nạn. Ông và gia đình đã đến Bà Trà, Thủ Dầu Một, đến Suối Đá, Tây Ninh và cuối cùng đã dừng chân tại Tha La này năm 1837.
Theo truyền khẩu: Tha La là nơi nghỉ mát của dân tộc Khmer, cũng là một nơi hoang vắng, sình lầy. Tại Tha La, ông Trí đã quy tụ được một số gia đình để khai phá đất hoang cũng như tổ chức các buổi đọc kinh gia đình. Đến năm 1840, ông Trí mới mời được linh mục đến giúp khi các ngài có dịp đi ngang. Từ đây, Tha La đã thật sự thành hình, đó là nhờ công đức của các vị tiền bối, nhất là ông Côximô Trí (mộ của ông vẫn còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La).
III. Tha La trong giai đoạn mới.
Giáo xứ Tha La đã có từ 1840, nhưng mãi đến ngày 22/09/1966, với nghị định số Prot. N 311/66 của Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, chính thức thiết lập Giáo xứ Tha La.
Tha La hình thành và phát triển, bao vị linh mục đã đến phục vụ, làm cho Tha La ngày càng được phát triển thêm lên. Năm 1966, vâng lệnh Bề trên, Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị đã đến nhậm sở tại Họ đạo Tha La thay cho Cha Giacôbê Lê Văn Quá. Cha rất quan tâm đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của giáo dân.
Vì nhu cầu cấp thiết và hữu ích cho giáo dân, nên ngày 10/09/1967, Đức Cha Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà thờ Tha La và Cha Gioakim Nghị phụ trách. Sau khoảng 3 năm xây dựng, Nhà thờ Tha La đã hoàn thành và được khánh thành ngày Chúa Nhật 13/12/1970.
Sau hơn 160 năm (1840-2005) hình thành và phát triển, đã có khoảng 48 linh mục đến giúp và làm việc mục vụ tại Giáo xứ Tha La.
Giáo xứ Tha La cũng đã dâng hiến cho Giáo Hội những người con là các linh mục và tu sĩ, để phục vụ cho Giáo Hội. Hiện tại số giáo dân của Giáo xứ là 4.756 người.
Ngày 14/02/2000, Cha Philipphê Trần Tấn Binh đã đến nhậm sở tại Giáo xứ Tha La, thay Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Và ngày 10/01/2005, với sự cộng tác của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ, Cha sở Philipphê Trần Tấn Binh đã cho tu sửa và trang trí lại Cung Thánh của Thánh đường Giáo xứ Tha La. Đến nay đã hoàn thành.
Ngày 05/02/2005, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn và Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ mới của Giáo xứ Tha La.
Ngày 03/09/2005, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm được bổ nhiệm làm Cha sở Tha La, thay cho Cha Philipphê Trần Tấn Binh.
Nhà thờ Tha La, với Tước hiệu “Đức Maria Vô Nhiễm”, đã được đặt dưới sự bảo trợ của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, đặc biệt là các thánh: Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Giáo xứ Tha La xin cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo xứ Tha La được như ngày hôm nay, đồng thời cũng chân thành cảm ơn các vị tiền bối, các giám mục, linh mục, các tu sĩ và toàn thể anh chị em trong cũng như ngoài Giáo xứ đã hỗ trợ và nâng đỡ cho Giáo xứ Tha La có được như ngày hôm nay.
Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm, ban ơn và chúc lành cho tất cả quý vị.
Bước vào khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Tha La, chúng tôi đã gặp từng đoàn giáo dân vào cầu nguyện trong buổi thánh lễ cuối ngày. Năm nay, gần năm nghìn giáo dân ở Tha La vui Giáng sinh sớm bởi lẽ, con đường chính vắt ngang giáo đường vừa được khánh thành dài 3,5 km, treo đèn sáng rực cả một vùng tả ngạn sông Vàm Cỏ Ðông. Phó Bí thư Ðảng ủy xã An Hòa Nguyễn Công Hường vui mừng nói: "Công trình trang trí đèn đón Giáng sinh năm 2019 do giáo dân Phăngxoa Lê Hòa Lộc cùng các doanh nghiệp trong xã đóng góp 529 triệu đồng. Công trình đèn trang trí còn kéo dài 1,1 km từ đường tỉnh 787 đến tận Bến Cầu Hàng bên bờ sông, cũng do giáo dân quyên góp mà chủ lực là ông Anphongsô Lê Thành Công (Chủ DNTN kinh doanh vật liệu xây dựng) đứng ra vận động với kinh phí 100 triệu đồng. Tha La bây giờ chính là mô hình nâng cao chất lượng nông thôn mới của huyện mà giáo dân làm chủ lực.
Trong giọt nắng cuối ngày vẫn hanh vàng hắt lên từ con gió sông thổi lồng lộng, Linh mục Chánh xứ Giuse Nguyễn Ngọc Ðức liên tục hướng dẫn giáo dân trang trí hang đá, cây thông. Ðã 15 ngày qua, hàng chục người trong Giáo xứ Tha La đã ngày đêm làm rất nhiều công việc, như: trang trí máng cỏ, tập các hoạt cảnh, luyện hát các bài thánh ca đón mừng dịp lễ quan trọng. Anh Michael Nguyễn Thành Ðông là một người tích cực như thế. Anh vui vẻ kể chúng tôi nghe về các công tác chuẩn bị cho hoạt cảnh sẽ được biểu diễn trong đêm Giáng sinh. Cũng như anh Ðông, bà Maria Nguyễn Thị Hải tất bật gói từng món quà, chia từng phần đều đặn gồm mì tôm, gạo, dầu ăn… để đêm Giáng sinh sẽ phát cho bà con lương giáo còn khó khăn. Gần chục năm qua, bà Hải được giáo dân trong giáo xứ biết đến như một vị ân nhân, luôn sẵn sàng giúp đỡ người nghèo.
Theo Phó Chánh xứ Giáo xứ Tha La Lucianô Nguyễn Thành Tiến, hiện số giáo dân của giáo xứ là 4.756 người, chiếm gần 20% số dân xã An Hòa và giáo xứ trở thành họ đạo tiên khởi ở Tây Ninh với tuyệt đại đa số giáo dân kính chúa, yêu nước, luôn hướng thiện sống tốt đời đẹp đạo.
Giáo dân Tađêô Nguyễn Văn Bình từ khi gây dựng lại nghề truyền thống đan mây, tre, lá đã nhận gần 100 giáo dân nghèo vào cơ sở làm với thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Nhiều gia đình đã thoát khỏi túng bấn, đóng góp lại cho xã hội; hay như giáo dân Gioan Bosco Nguyễn Văn Kiệt hằng năm vận động các hội từ thiện, nhà hảo tâm giúp học sinh nghèo Tha La hơn 200 triệu đồng; giáo dân Inhatiô Lê Anh Dũng tuy đã nghỉ làm công tác ở xã nhưng miệt mài đóng góp cho công việc chung ở ấp An Hội, cho bà con lương giáo. Chỉ riêng phần đường dài 1 km mà ông Dũng vận động người dân hiến đất để mở rộng, trải thảm nhựa, đã có giá trị hàng trăm triệu đồng…
Trời đã tối và nhà thờ Tha La rực sáng giữa đêm cuối năm 2018 làm tôn thêm khung cảnh thanh bình, hạnh phúc ở Tha La hôm nay. Chúng tôi cùng Linh mục Chánh xứ Giuse Nguyễn Ngọc Ðức thăm bà Trịnh Thị Hai, một người không theo tôn giáo nào và đã cao tuổi. Bà Hai vui mừng kể bà được xây nhà đại đoàn kết từ nguồn tiền lãi của giáo xứ. Hỏi linh mục từ đâu có tiền lãi để cùng chính quyền làm công tác an sinh xã hội, vị linh mục trẻ này cho biết: Năm 2009, sau khi chấp hành chủ trương của Nhà nước bàn giao 56 ha ruộng của giáo dân đang canh tác để xây dựng Khu công Nghiệp Bourbon An Hòa, giáo xứ được nhận 16 tỷ đồng để gửi ngân hàng nhằm chăm lo lại cho bà con và giáo dân cũng nhận được bồi thường. Vì tình đoàn kết và lòng tin trong giáo xứ cho nên ai cũng hài lòng! Nhờ thế mà mỗi năm, nhà thờ cũng xây được nhiều công trình dân sinh, trao thêm nhiều học bổng và kịp thời giúp đỡ giáo dân lúc khó khăn.
Theo Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh Võ Thành Công, 2018 là năm đầu tiên thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và được sự đồng tình của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong tỉnh. Tây Ninh có 25 giáo xứ, hai giáo họ và bốn giáo điểm. Có tổng cộng 29 linh mục chánh xứ và phó chánh xứ, lượng giáo dân khoảng 38.640 người. Trong năm 2018, Ủy ban Ðoàn kết Công giáo tỉnh đã tổ chức thành công Ðại hội "Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" tỉnh Tây Ninh, nhiệm kỳ 2017-2022; đồng thời vận động tổng số tiền làm công tác xã hội, từ thiện gần bảy tỷ đồng. Nhiều giáo xứ đã đạt được nhiều thành tích trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Toàn dân tham gia phòng, chống và tố giác tội phạm", "Chung sức xây dựng nông thôn mới", "Vì người nghèo" và hàng trăm giáo dân được nhận bằng khen các cấp.
Chuông nhà thờ vang lên báo hiệu kết thúc buổi thánh lễ hằng ngày. Hàng trăm học sinh trong giáo xứ dường như cùng tụ họp về đây để vui chơi, chạy nhảy, ca hát; những người lớn tuổi thì rì rầm đọc lời cầu nguyện... Một mùa Giáng sinh an lành lại về bên bà con xóm đạo Tha La.
Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Trường Hải
Tên tiếng Anh: Truong Hai Group Corporation
Địa chỉ: Số 19 - KCN Biên Hòa - Đường 2A - P>An Bình - Tp.Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Ngành: Sản xuất phương tiện vận tải
Trạng thái: Công ty đang hoạt động
- Sản xuất xe có động cơ, thân xe có động cơ và rơ-moóc, các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ
- San lấp mặt bằng; Xây dựng công trình, hạng mục công trình
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; ...
- Tên VPĐD: CTCP Ô Tô Trường Hải (tỉnh Đồng Nai)- Địa chỉ: Số 80 - Nguyễn Văn Trỗi - P.8 - Q.Phú Nhuận - Tp.HCM- Mã số VPĐD: 3600252847-029
- Tiền thân là CTy TNHH Ô tô Trường Hải được thành lập năm 1997
- Ngày 06/04/2007, theo quyết định của Hội đồng thành viên, CTy đã đăng ký và được sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển mô hình từ công ty TNHH sang CTCP với VĐL là 450 tỷ đồng.
1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.
Theo đó, tiêu chuẩn chung ký kết hợp đồng lao động quy định người lao động hợp đồng trong Công an nhân dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có tư cách đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có lý lịch rõ ràng và được Công an cấp xã nơi cư trú xác nhận.
Tuổi đời đối với người lao động hưởng lương ngân sách Nhà nước được quy định là từ đủ 18 tuổi trở lên. Ưu tiên ký kết hợp đồng với người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuổi đời đối với người lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn, quy định hiện hành. Có đủ sức khỏe để lao động theo kết luận của cơ sở khám, chữa bệnh cấp huyện trở lên.
Về trình độ chuyên môn, yêu cầu người lao động có trình độ chuyên môn cần thiết theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Không tuyển lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Tại Điều 4 dự thảo Thông tư, kế hoạch tuyển, sử dụng lao động hợp đồng hưởng lương ngân sách Nhà nước ở Công an đơn vị, địa phương được thực hiện theo trình tự sau:
- Trước ngày 30/10 hằng năm, đơn vị trực tiếp sử dụng người lao động báo cáo nhu cầu tuyển, sử dụng lao động hợp đồng tại đơn vị mình về cơ quan tổ chức cán bộ của Công an đơn vị, địa phương.
- Cơ quan tổ chức cán bộ thẩm định, xin ý kiến tập thể thường vụ đảng ủy và lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương trước khi Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương ký văn bản báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Tổ chức cán bộ) trước ngày 31/12 hằng năm. Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, Công an đơn vị, địa phương căn cứ kế hoạch sử dụng được tập thể thường vụ đảng ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương thông qua và nguồn ngân sách được cấp để chủ động tuyển lao động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
- Căn cứ nhu cầu của Công an đơn vị, địa phương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng duyệt số lượng lao động hợp đồng không xác định thời hạn cho từng Công an đơn vị, địa phương và thông báo để Công an đơn vị, địa phương thực hiện. Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ căn cứ nhu cầu, định mức sử dụng lao động để phân bổ chỉ tiêu cụ thể theo từng chức danh, công việc cho Công an đơn vị, địa phương.
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu là 12 tháng, kể từ ngày ban hành thông báo của Cục Tổ chức cán bộ. Sau thời gian này, Công an đơn vị, địa phương không được tuyển lao động hợp đồng theo chỉ tiêu đã thông báo. Trường hợp vì lý do khách quan (phải kéo dài thời gian thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với người lao động) Công an đơn vị, địa phương trao đổi và được sự thống nhất bằng văn bản của Cục Tổ chức cán bộ trước khi tiếp tục thực hiện. Thời gian gia hạn trong trường hợp này không quá 02 tháng và chỉ được gia hạn một lần.
- Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương căn cứ số lượng lao động hợp đồng được Bộ trưởng duyệt, tổ chức tuyển lao động hoặc chuyển loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định. Trường hợp Công an đơn vị, địa phương đã ký kết hợp đồng với người lao động theo chỉ tiêu Bộ duyệt, nhưng trong thời hạn thực hiện chỉ tiêu, hai bên chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Công an đơn vị, địa phương được thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động mới thay thế người lao động đã chấm dứt hợp đồng.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư quy định đối tượng không ký kết hợp đồng lao động, bao gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên), thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), kiểm soát viên, kế toán trưởng, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng công ty, chi nhánh, xí nghiệp thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của nhà khách, nhà nghỉ dưỡng, nhà công vụ, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính; Công nhân Công an làm vệ sinh, tạp vụ, phục vụ hội trường, phòng họp, buồng làm việc của lãnh đạo Bộ Công an.
Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 02 tháng kể từ ngày đăng.