Giới thiệu về ứng dụng nàyMyPay không chỉ là ví kỹ thuật số của Nepal mà còn là đối tác tài chính hoàn chỉnh của bạn. Từ nạp tiền điện thoại di động đến thanh toán hóa đơn tiện ích, chuyển tiền, mua sắm trực tuyến, gia hạn tài khoản DEMAT thậm chí gia hạn Bluebook, MyPay cung cấp nền tảng an toàn, thuận tiện và thân thiện với người dùng để quản lý mọi hoạt động tài chính của bạn. Dù ở nhà hay bất cứ nơi nào khác, chúng tôi đảm bảo rằng thanh toán trực tuyến của bạn nhanh chóng, an toàn và đơn giản.Các tính năng chính:- Thanh toán trực tuyến an toàn và đáng tin cậy: Công nghệ mã hóa tiên tiến để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch của bạn được bảo vệ và an toàn.- Nạp tiền điện thoại di động dễ dàng: Nạp tiền ngay lập tức vào bất kỳ mạng di động nào ở Nepal. Với MyPay, bạn có thể nạp tiền cho NTC, Ncell và các nhà khai thác khác trong vài giây.- Thanh toán hóa đơn dễ dàng: Thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, DTH, ISP và TV một cách thoải mái tại nhà của bạn. Không còn phải xếp hàng chờ đợi nữa, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã hoàn tất.- Chuyển tiền nhanh: Gửi tiền đến bất kỳ tài khoản ngân hàng hoặc ví kỹ thuật số nào ở Nepal một cách nhanh chóng và an toàn. Với dịch vụ của chúng tôi, việc chuyển tiền dễ dàng như gửi tin nhắn.- Gia hạn tài khoản DEMAT và Mero Share: MyPay là ví kỹ thuật số ở Nepal cũng cho phép bạn gia hạn tài khoản DEMAT và Mero Share trực tiếp thông qua ứng dụng. Luôn cập nhật các khoản đầu tư của bạn một cách dễ dàng.- Đặt vé xe buýt và chuyến bay: Lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn một cách dễ dàng, Đặt vé xe buýt và chuyến bay từ mọi nơi, mọi lúc và tận hưởng một chuyến đi không rắc rối.- Thanh toán bảo hiểm: Luôn cập nhật chính sách bảo hiểm của bạn bằng cách thanh toán phí bảo hiểm trực tiếp. Chúng tôi giúp bạn dễ dàng đảm bảo tương lai của mình.- Thanh toán của chính phủ: Xử lý các khoản thanh toán chính phủ của bạn, bao gồm thuế và phí cũng như thanh toán kỳ thi loksewa một cách thuận tiện thông qua hệ thống thanh toán tích hợp của chúng tôi.- Dịch vụ giải trí & nạp tiền: Nạp tiền đăng ký TV và đăng ký ISP, thanh toán phiếu chơi trò chơi và truy cập các dịch vụ giải trí khác trực tiếp từ ứng dụng.- Các dịch vụ khác: Đối tác thương mại và các tùy chọn thanh toán trực tuyến tại; KTM CTY, Mero Doctor, Bus Sewa, Smart Service Inn và hơn 35 doanh nghiệp trên khắp NepalBán vé và bỏ phiếu cho sự kiện: Chúng tôi cung cấp cho bạn hỗ trợ bán vé và bỏ phiếu để hoàn thành thành công bất kỳ loại sự kiện nào.Chuyển tiền: Các tùy chọn nhận chuyển tiền trực tiếp trên ứng dụng của chúng tôi từ các công ty chuyển tiền như; Chuyển tiền MyPay, Samsara Remit và NIC Asia Remit để bạn dễ dàng và thuận tiện.Giải trí: Đặt trước các trò chơi và môn thể thao mạo hiểm như Dù lượn, Nhảy Bungee, Zip Flyer, Swing/Sky Screamer và ATV. Luyện thi: Có cả lớp luyện thi đầu vào thể chất và trực tuyến. Chúng tôi cung cấp các lớp học trực tuyến miễn phí cho kỳ thi giấy phép lái xe, +2 Quản lý, +2 Khoa học, luyện thi Khoa học +2 của St. Xavier, Cử nhân, Điều dưỡng, kỳ thi IOE và luyện thi kỹ thuật KULàm thế nào để nạp tiền?Việc nạp tiền vào ví MyPay của bạn rất nhanh chóng và đơn giản. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:1. Ngân hàng di động:• Mở Ứng dụng MyPay.• Nhấp vào biểu tượng Nạp Ví trên Bảng điều khiển.• Bây giờ, hãy nhấn vào Mobile Banking.• Chọn ngân hàng của bạn.• Nhập số tiền cần nạp và mục đích nạp, sau đó nhấn nút Gửi.• Nhập số điện thoại di động và mật khẩu của ví của bạn và nhấp vào đăng nhập.• Bây giờ, hãy xem lại tất cả các chi tiết và nhấp vào Xác nhận.• Nhập OTP nhận được trên điện thoại di động của bạn và hoàn tất quy trình Nạp tiền.2. Kết nối IPS:• Mở Ứng dụng MyPay.• Nhấp vào biểu tượng Nạp Ví trên Bảng điều khiển.• Bây giờ hãy nhấn vào Kết nối IPS.• Nhập số tiền và mục đích rồi nhấn gửi• Nhập tất cả các chi tiết và nhấn vào đăng nhập.• Chọn ngân hàng bạn chọn và nhấn vào gửi3. Thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng:Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng MyPay trên điện thoại thông minh của bạn.Bước 2: Vào mục “Nạp tiền” hoặc “Nạp tiền” trong ứng dụng.Bước 3: Chọn "Thẻ ghi nợ/Thẻ tín dụng" làm phương thức thanh toán ưa thích của bạn.Bước 4: Nhập thông tin thẻ và số tiền muốn nạp.Bước 5: Kiểm tra thông tin và xác nhận thanh toán.
Bỡ ngỡ trong việc sử dụng ứng dụng mới
Một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; giả mạo nhà cung cấp dịch vụ - đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến, nhưng vẫn nhiều người dùng mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho người dùng.
Đối tượng hay bị nhắm tới thường là những người dùng ít am hiểu về công nghệ, coi Telegram là kênh phụ, không thường xuyên quan tâm đến những biện pháp bảo mật.
Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng Telegram vào trong công việc nhờ tính bảo mật, tiện dụng và hơn cả là miễn phí. Khi càng trở nên phổ biến, Telegram cũng trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc, bởi nhiều người dùng còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng ứng dụng mới.
Với Telegram, bạn có thể đổi tên nhiều lần mà không bị ứng dụng yêu cầu xác minh như Zalo (3 lần), Facebook (5 lần). Đồng thời, Telegram cho phép người gửi xóa được hết các tin nhắn trò chuyện của cả người nhận, trong khi các ứng dụng khác chỉ xóa được ở phía người gửi.
Lợi dụng kẽ hở này, kẻ gian sẽ đổi tên nick Telegram thường xuyên, đồng thời thay đổi cả ảnh đại diện để chat với nạn nhân. Với mỗi lần đổi tên và xóa tin nhắn như thế, người nhận (nạn nhân) dù đã từng nhắn tin với kẻ gian cũng không hay biết, cứ ngỡ đang nhắn tin với một người khác.
Với tính năng xóa dữ liệu 2 chiều, kẻ gian không phải lập nick mới, tốn thời gian. Đó là lý do vì sao mỗi lần muốn làm nhiệm vụ kiếm tiền, nạn nhân lại được kết nối với một người mới qua ứng dụng Telegram. Cứ sau mỗi lần lừa thành công hoặc kết thúc một phiên trò chuyện, kẻ gian lại đổi tên, ảnh đại diện khác để tiếp tục đi lừa, nên rất khó xác định.
Bên cạnh đó, trên một ứng dụng Telegram có thể chuyển đổi giữa các nick khác nhau dễ dàng, nhanh chóng (trong khi các ứng dụng khác phải mất thời gian). Điều này giúp kẻ gian có thể tạo ra nhiều nick bằng nhiều số điện thoại, rồi đóng vai nhiều người tiếp cận, cùng lừa đảo nạn nhân.
Chiêu bài của kẻ gian thường đóng giả người tư vấn công việc, kế toán trả lương, chuyên viên hướng dẫn công việc để cùng hỗ trợ khách hàng. Hoặc một người bất kỳ sau khi thấy nạn nhân vào nhóm, băn khoăn chưa nạp vốn sẽ tiếp cận để “khuyên nhủ” nhanh chóng chuyển tiền nạp vốn. Hầu hết các nhân vật đóng giả đều là của một người.
Thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Telegram của tin tặc thường khá đơn giản. Kẻ tấn công sẽ tiếp cận người bị hại như sau: Đầu tiên kẻ tấn công sẽ tìm cách lấy được số điện thoại của nạn nhân, lợi dụng sơ hở của người dùng khi để công khai thông tin số điện thoại trên Telegram.
Thông thường, cài đặt thông tin số điện thoại trên Telegram có 3 tùy chọn: Bất kỳ ai cũng có thể xem số điện thoại của người dùng; chỉ những người trong danh sách liên lạc mới có thể xem; không ai có thể xem.
Kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại nếu người dùng để tùy chọn đầu tiên. Theo đó, tin tặc có thể xem được số điện thoại của người dùng thông qua những group public trên Telegram khi người dùng bật chế độ bất kỳ ai cũng có xem số điện thoại của mình.
Ngoài ra, kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại người dùng qua cách chiếm đoạt một tài khoản khác có trong danh sách liên hệ, hoặc qua bất kì kênh nào mà người dùng để lộ số điện thoại.
Sau khi có số điện thoại, kẻ tấn công sẽ tiếp cận với người dùng và khéo léo lừa nạn nhân chụp ảnh màn hình có chứa mã OTP của Telegram. Khi có mã OTP, kẻ tấn công dễ dàng đăng nhập vào tài khoản nạn nhân trong trường hợp tài khoản này không có xác thực hai yếu tố.
Sau đó tin tặc sẽ chờ một ngày (theo quy định của Telegram), để xóa phiên (session) đăng nhập của nạn nhân khỏi tài khoản. Khi ấy người dùng sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của chính mình trên thiết bị đang dùng.
Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng dưng nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là kẻ gian. Hãy cẩn trọng và vào mục Active Session kiểm tra cũng như xóa ngay khi không nhận ra thiết bị trên. Và hãy cảnh giác với những tin nhắn từ người lạ trên Telegram và cẩn trọng trước khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.
Tiếp cận "con mồi" qua Facebook, Zalo, TikTok hay cả số điện thoại. Nhưng khi trao đổi, những kẻ lừa đảo thường thuyết phục nạn nhân tải ứng dụng Telegram, đăng ký và khai báo số điện thoại đã đăng ký Telegram để bọn chúng đưa vào nhóm làm việc. Với lý do đây là ứng dụng hàng đầu thế giới nên rất an toàn. Các nạn nhân đều cho biết cứ vào nhóm Telegram thì xác định 100% là bị lừa.
Một người quen của chúng tôi mới đây kể mẹ của chị ở Lâm Đồng vừa bị lừa tiền tỉ chỉ vì tham gia đăng ký nhận quà hè trên Facebook. Cụ thể, sau khi đăng ký trang "Quà Tặng Yody" trên Facebook, mẹ của chị được yêu cầu cung cấp số điện thoại, địa chỉ nhận quà và hướng dẫn tạo tài khoản Telegram để được cấp "phiếu xác nhận quà tặng".
Ban đầu, các đối tượng dụ dỗ mẹ chị đóng số tiền nhỏ, từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng để nhận quà bằng tiền mặt gấp nhiều lần, sau đó tăng lên 230 triệu đồng để được nhận tới 1 tỉ đồng. Thấy bà dễ tin, bọn lừa đảo nâng cấp mẹ chị lên gói VIP và lấy của bà hơn 2 tỉ đồng rồi đưa bà ra khỏi nhóm chat. Tất cả đều được trao đổi qua Telegram và nạn nhân gần như không biết một thông tin nào của nhóm lừa đảo, ngoại trừ biên lai chuyển tiền.
Bà T.Th.Ph (46 tuổi, quê Đồng Nai) bị lừa bằng hình thức tương tự như trên và mất 385 triệu đồng. Hoang mang với khoản tiền lớn dành dụm bao năm có nguy cơ bị mất trắng, bà lên Facebook hỏi cách lấy lại tiền. Vài phút sau, một tài khoản có tên "Chong Lua Dao Mang" nhắn tin hỏi thăm và ngỏ ý muốn giúp bà Ph. lấy lại khoản tiền vừa bị lừa. Tài khoản này cho biết nhóm Chống lừa đảo của mình hoạt động toàn quốc và có liên kết với ngân hàng nên khả năng chặn được khoản tiền bà đã chuyển và sẽ trả lại khi bà chứng minh được đó là tiền mình chuyển.
Tin lời, bà Ph. lại được đưa vào nhóm "Truy tien lua dao" trên Telegram với hàng trăm thành viên. Vào đó bà mới biết nhiều người bị lừa hàng tỉ đồng và có người đã lấy lại được tiền. "Nhận được tiền họ đăng vào nhóm rồi chúc mừng nhau rất vui. Tôi cũng tin và nghĩ đây là nhóm uy tín vì thấy có chứng nhận của Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước" - bà Ph. nói.
Vài ngày sau, bà Ph. nhận được thông báo là nhóm đã chặn được khoản tiền của bà kèm thông báo có đóng mộc của ngân hàng mà bà Ph. đã chuyển tiền vào. Để "hồi tố" được khoản tiền 385 triệu này, bà Ph. phải đóng nhiều chi phí, nếu muốn nhận nhanh thì phải chi 100 triệu đồng, còn chậm thì 80 triệu đồng. Không nghi ngờ và muốn lấy nhanh, bà Ph. lại rơi vào bẫy của nhóm giả danh chống lừa đảo khi mất trắng thêm 100 triệu đồng nữa.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, hình thức này khá phổ biến và nhiều nạn nhân sập bẫy vì những khoản hoa hồng "trên trời rơi xuống". Nhiều doanh nghiệp như Tiki, Shopee, Lazada, Thế Giới Di Động, Điền Quân... và các thương hiệu thời trang như Yody, Elise… đã phải lên tiếng cảnh báo người dùng vì họ bị mạo danh để lừa đảo việc làm, nhận quà tặng,…
Theo chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, hình thức phổ biến nhất được các đối tượng lừa đảo sử dụng hiện nay là tạo ra những quảng cáo giả mạo trên các nền tảng Google, Facebook để dẫn dụ nạn nhân truy cập vào đường dẫn đến các hội nhóm trên Telegram.
Trên Telegram có hẳn "thư viện" lừa đảo với rất nhiều clip ảo, nick ảo và kịch bản thiết lập sẵn. Các nick ảo hay "chim mồi" sẽ phối hợp với nhau tạo nên không khí sôi động trong các nhóm đầu tư hay nhóm cộng tác viên nhằm khiến người dùng tin rằng mình đang đầu tư hoặc làm công việc chính thống, rõ ràng và đầy tiềm năng. Đây cũng là cách mà những kẻ lừa đảo dùng để "thao túng tâm lý" người dùng khiến họ dễ bị cuốn theo, bị lừa mất tiền, có người còn bị lừa tình, tống tình.
Tin nhắn lừa đảo, dụ dỗ trên các hội nhóm Telegram. Ảnh chụp màn hình
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam, cho biết Telegram là một trong các ứng dụng nhắn tin miễn phí phổ biến nhất trên thế giới với hơn 700 triệu người dùng. Ứng dụng này cho phép người dùng ẩn danh và dễ dàng tạo nhóm không giới hạn thành viên, chuyển file hình ảnh, video nhanh chóng.
Hơn nữa, Telegram có khả năng thu hồi tin nhắn, xóa tin nhắn và xóa cả nhóm, mà khi xóa là sẽ biến mất hoàn toàn trên tất cả các thiết bị liên quan nên các đối tượng lừa đảo dễ dàng xóa mọi dấu vết phạm tội. Đặc điểm này khiến những đối tượng xấu rất thích dùng Telegram để thực hiện hành vi lừa đảo. Điều đặc biệt nữa là ứng dụng này cho phép quản trị nhóm phân nhóm cấp quản lý, tạo ra nhiều chatbox tự động để trả lời kịp thời cho "con mồi". Tất cả dữ liệu đều nằm trên máy chủ đặt ở nước ngoài nên cơ quan chức năng rất khó truy vết những kẻ lừa đảo.
"Theo tôi, cần phải yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ nhắn tin OTP như Telegram, Viber… định danh tài khoản. Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm bảo vệ và cung cấp dữ liệu khi cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu để làm rõ những hành vi lợi dụng ứng dụng này để lừa đảo" - ông Sơn đề xuất.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có rất nhiều hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua không gian mạng. Phổ biến nhất là giả danh công an, tòa án, viện kiểm sát gọi điện dọa, lừa đảo; chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo; cho số đánh lô đề; đánh cắp mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo; du lịch giá rẻ; dịch vụ lấy lại Facebook, lấy lại tiền khi đã bị lừa; cuộc gọi video giả dạng (deepfake); giả biên lai chuyển tiền thành công; "khóa sim" vì chưa chuẩn hóa thuê bao; tuyển dụng công tác viên online; mạo danh thương hiệu uy tín để lừa đảo; phát tán tin nhắn giả dạng thương hiệu; giả mạo các trang web cơ quan, doanh nghiệp; tuyển người mẫu nhí...
Anh L.Đ.Th (28 tuổi, quê Hải Phòng) kể sau gần 10 ngày lên một công ty ở Hà Nội đăng ký ra nước ngoài làm việc, anh nhận được điện thoại của một người đàn ông cho biết muốn anh Th. đừng phí tiền đi nước ngoài làm việc mà nên dùng tiền đó đầu tư vào hãng tàu "WANHAI" trên app "WH SHIPPING". Người đàn ông đó liên tục gọi điện đốc thúc anh Th. nộp tiền vào để anh ta phân bổ, nhân nhanh số tiền lên nhiều lần, mỗi tháng có thể kiếm được ít nhất 100 triệu đồng mà không phải làm gì, không phải vất vả ra nước ngoài làm việc.
"Anh ta kêu tôi tải app đầu tư các hãng tàu lớn. Cứ bỏ tiền vào là tiền cứ tăng liên tục. Anh ta cứ nói hôm nay có cơ hội nhân nhiều lần số tiền mà không tham gia uổng quá. Ban đầu tôi trì hoãn vì không đủ tiền nhưng thực ra tôi đã cảnh giác rồi vì biết chắc chẳng có khoản đầu tư nào siêu lợi nhuận cả. Khi tôi từ chối, anh ấy đã lớn tiếng, lộ rõ bộ mặt kẻ lừa đảo" - anh Th. bộc bạch.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-8
Kỳ tới: Tiền chảy qua ngân hàng, chặn được không?