Vụ Ngân Hang Scb

Vụ Ngân Hang Scb

Ngân hàng Sài Gòn SCB Chi nhánh Lê Đức Thọ

Về PGD Chi nhánh Lê Đức Thọ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Đây là thông tin về Phòng giao dịch Chi nhánh Lê Đức Thọ thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn mới nhất. Nếu thông tin chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi: [email protected]

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo chấm dứt hoạt động của 3 phòng giao dịch. Như vậy, SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo thông báo, từ 12/6, SCB sẽ chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Nguyễn Lương Bằng, chi nhánh SCB Hải Dương có địa chỉ tại 119 Đường Nguyễn Lương Bằng, P.Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Từ ngày 14/6, SCB chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Võ Văn Ngân, chi nhánh SCB Đông Sài Gòn tại số 96-96A đường Võ Văn Ngân, khu phố 1, P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Bắt đầu từ 15/6, SCB chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Trần Não, chi nhánh Bến Thành tại số 91B đường Trần Não, P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

SCB cho hay, việc chấm dứt hoạt động của 3 phòng giao dịch trên không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng này. Đồng thời, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác của SCB.

Từ sau khi được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, SCB đã thực hiện đóng cửa nhiều phòng giao dịch trên cả nước.

Tính từ tháng 6/2023 đến nay, SCB đã giải thể hoạt động 64 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành. Riêng tại TP.HCM, SCB đã chấm dứt hoạt động của 39 phòng giao dịch.

Mới đây, SCB cũng thông báo bán thanh lý 27 máy ATM hư hỏng đã qua sử dụng tại các tỉnh, thành như TP.HCM, Cần Thơ, Long An, TP.Đà Nẵng,… Hình thức thanh lý bán riêng lẻ, nguyên lô theo nhu cầu của khách hàng. Phương thức bán chào giá kín và bán cho cá nhân, tổ chức có giá chào mua cao nhất.

NHNN đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2024, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, “SCB là một trong những ngân hàng có quy mô và tổng tài sản lớn nên việc đưa ra những giải pháp xử lý đòi hỏi thủ tục và quy mô hỗ trợ lớn.

Đến nay, ngân hàng SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng một lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này, tạo điều kiện cho ngân hàng từng bước ổn định và phục hồi hoạt động”.

Trong báo cáo mới đây gửi Quốc hội, NHNN cho biết Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng là CBBank, OceanBank, GPBank. NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng này. Trong khi đó, DongABank và SCB vẫn do NHNN kiểm soát đặc biệt.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...

Hình ảnh, thông tin khác về Ngân hàng Sài Gòn SCB Chi nhánh Lê Đức Thọ:

Buổi sáng: 7h30–11h30 (Từ thứ 2 đến thứ 7)

Buổi chiều: 13h–16h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)

Vị trí địa lý: 10.8477526742401, 106.668314282803

Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho SCB đổi trụ sở chính từ số 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, về số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 03/01/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 40/NHNN-TTGSNH về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Theo đó, NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của SCB từ số 927 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh về địa chỉ mới tại: Tầng trệt, tầng lửng, tầng 1 đến tầng 08 của tòa nhà tại địa chỉ số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

NHNN yêu cầu SCB có trách nhiệm Thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 4, Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định khác có liên quan.

Mạng lưới ngân hàng SCB trải khắp cả nước, trong đó Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng chi nhánh/phòng giao nhiều nhất. Xem thêm danh sách chi nhánh SCB tại các tỉnh thành phố khác để cập nhật thông tin địa chỉ chính xác, số điện thoại mới nhất và bản đồ chỉ đường gắn nhất giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển.

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan là Chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phần lớn các công ty trong hệ sinh thái (hơn 1.000 công ty). Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: bố trí những người thân tín vào các vị trí chủ chốt của Ngân hàng SCB để nắm quyền điều hành, thành lập các đơn vị thuộc SCB để cho vay, giải ngân các khoản vay dành riêng cho mình.

“Bà trùm” này còn thông đồng, câu kết với các công ty thẩm định giá để cấp chứng thư nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, câu kết với các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật để tạo lập các khoản vay, cùng sử dụng, chiếm đoạt tiền của SCB.

Không chỉ thế, Trương Mỹ Lan còn không hoàn thiện thủ tục thế chấp, không đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm hoán đổi tài sản đảm bảo; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi được giải ngân. Đặc biệt, bà Lan chỉ đạo lãnh đạo Ngân hàng SCB bán nợ xấu, cấn trừ nợ để giảm dư nợ và tỷ lệ nợ xấu và mua chuộc lãnh đạo tại các cơ quan chức năng để bưng bít, che giấu hành vi sai phạm khi bị thanh tra, phát hiện.

Bằng các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, trắng trợn, bất chấp pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn sau đó chỉ đạo các lãnh đạo tại ngân hàng này và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rút tiền với số lượng đặc biệt lớn để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do đây là các khoản vay khống, đến hạn không trả được nợ nên Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tiếp tục lập các khoản vay khống khác để đảo nợ, trả khoản cũ. Số tiền Lan rút ra ngày càng nhiều dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.

Kết quả điều tra xác định từ đầu năm 2012 đến ngày 07/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng nợ gốc và hơn 193 nghìn tỷ đồng nợ lãi/phí. Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng số dư nợ gốc của hơn 23 nghìn khoản vay còn dự nợ tại Ngân hàng SCB.

Để hợp thức việc rút tiền đã được SCB giải ngân để sử dụng, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo: Đối với các khoản vay được SCB giải ngân cho các công ty “ma” thụ hưởng theo phương án vay thì Lan chỉ đạo Hồ Bửu Phương phối hợp với Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Trâm, Phan Chí Luân (thuộc văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát) lập phương án việc “giải quỹ” bằng cách lập các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, sử dụng nhiều cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền lòng vòng vào tài khoản của công ty trong nhóm, cuối cùng chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của Trương Mỹ Lan. Đối với trường hợp giải ngân vào tài khoản của các cá nhân được thuê đứng tên tài khoản vay hoặc thụ hưởng thì các cá nhân đến ngân hàng để ký chứng từ rút tiền.

Khi cần sử dụng ngay một số tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng hoặc Trần Thị Mỹ Dung chuẩn bị, đồng thời chỉ đạo Bùi Văn Dũng (Lái xe của Trương Mỹ Lan) đến Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, nhận thông tin từ Nguyễn Phương Anh tên cá nhân, tổ chức nhận tiền, rút tiền, lập phiếu chi và các thủ tục để hoàn tất nghiệp vụ rút tiền mặt. Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên kế toán lập các chứng từ rút tiền (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền…) đồng thời hẹn các cá nhân đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền. Thái Thị Thanh Thảo chỉ đạo Trần Thị Thúy Ái- kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn xuất tiền mặt khỏi quỹ để giao cho Bùi Văn Dũng vận chuyển về nhà cho Trương Mỹ Lan (tại tòa nhà Sherwood số 127 Paster, Quận 3) giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (giúp việc của Lan) để giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, theo chỉ đạo của Lan, Dũng đã vận chuyển gần 109 nghìn tỷ đồng và gần 15 triệu USD từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại số 193-203 Trần Hưng Đạo Quận 1) hoặc về hầm B1 tòa nhà Sherwood Paster hoặc đưa, giao cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Lan. Số tiền trên Lan sử dụng để trả nợ mua các bất động sản, cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích khác.

Trực tiếp chiếm đoạt hơn 300 nghìn tỷ đồng

Trương Mỹ Lan bị truy tố hàng loạt tội danh, trong đó riêng hành vi “Tội tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” Lan đã trực tiếp chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304 nghìn tỷ đồng và gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB gần 200 nghìn tỷ đồng.

Theo đó, trong giai đoạn từ đầu 2012 đến cuối 2017, Lan đã chỉ đạo, lập hồ sơ vay vốn khống cho 304 khách hàng với 368 khoản vay (gồm 252 khách hàng cá nhân và 52 khách hàng tổ chức). Tính đến cuối 2022, các khoản này có tổng số tiền là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng, (gồm hơn 68 nghìn tỷ đồng tiền gốc và hơn 63 nghìn tỷ đồng tiền lãi). Toàn bộ khoản vay không được sử dụng đúng mục đích mà phục vụ cho Trương Mỹ Lan. Khoản vay này không được Ngân hàng SCB quản lý, thu hồi nợ, không thực hiện đúng phương án, đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Đến nay các khoản vay này không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.

Trên cơ sở kết quả định giá tài sản của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân và kết quả đánh giá của Ngân hàng SCB (đánh giá sau khi đã khởi tố vụ án) thì chỉ có 96/203 tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên đảm bảo tính pháp lý (đủ điều kiện để trích lập dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm) với giá trị phân bổ là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị can nên xác định hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64,6 ngàn tỷ đồng (= tổng nợ phát sinh đến ngày 31/12/2017 là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng trừ đi giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng).

Giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn (gồm 188 cá nhân vay 208 khoản và 383 pháp nhân vay 708 khoản vay) để rút và chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Tính đến ngày 17/10/2023, các khoản vay này còn dư nợ là hơn 545 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 415,5 nghìn tỷ đồng và lãi là hơn 129 nghìn tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên Lan đã chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá. Đến nay các khoản vay trên không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.

Trên cơ sở định giá tài sản bảo đảm của Công ty Định giá Hoàng Quân và đánh giá của ngân hàng SCB thì 424/982 có đủ pháp lý với tổng giá trị hơn 111,5 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, xác định Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng (=Tổng nợ gốc 515,6 nghìn tỷ trừ giá trị tài sản đảm bảo hơn 111,5 nghìn tỷ đồng) và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129 nghìn tỷ đồng.

Vụ án này dự kiến sẽ được TAND TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử trong vòng gần 2 tháng (từ ngày 05/3 đến 29/4) sắp tới. Đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn với nhiều kỷ lục về số tiền cũng như số lượng bị cáo, người có quyền nghĩa vụ liên quan, số lượng luật sư tham gia…

Ngày 5/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an là đơn vị thụ lý điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan theo Quyết định tách vụ án hình sự số 11/QĐ-CSKT-P2 ngày 12/11/2023 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 1114/QĐ-CSKT-P2 ngày 14/5/2024 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên tòa xét xử.

Căn cứ Khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự số: 13/QĐ-CSKT-P2 và đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cùng ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Thông báo số 5714/TB-CSKT-P2 gửi Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết việc kết thúc điều tra vụ án hình sự.

Do vụ án có số lượng người bị hại lớn, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết về việc kết thúc điều tra vụ án nêu trên.