Thị Phần Điện Thoại Thế Giới 2022

Thị Phần Điện Thoại Thế Giới 2022

Tài khoản của bạn đã bị khóa. Vui lòng liên hệ với Admin để được hỗ trợ

Pin lithium-ion có thân thiện với môi trường không?

Mặc dù có những ưu điểm, các nhà khoa học vẫn phải đối mặt với một tình thế khó xử khi nói đến tác động của pin lithium-ion đối với môi trường. Mặc dù đúng là những loại pin này tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo và tạo ra ít khí thải carbon hơn, nhưng chúng không phải là không có nhược điểm.

Chúng ta có được lithium thông qua khai thác gây hại cho môi trường. Câu hỏi là: Làm sao để biện minh cho sự tàn phá và ô nhiễm do quá trình khai thác gây ra, để đổi lấy các khoáng sản quý giá giúp cho nền kinh tế xanh?

Vì lithium có trọng lượng nguyên tử và bán kính nhỏ nên pin có khả năng lưu trữ điện áp và điện tích cao trên mỗi đơn vị khối lượng và đơn vị thể tích.

Bộ Năng lượng tuyên bố: “Trong khi pin đang xả và cung cấp dòng điện, cực dương giải phóng các ion lithium vào cực âm, tạo ra luồng electron từ bên này sang bên kia. Khi cắm một thiết bị vào, điều ngược lại xảy ra: Các ion lithium do cực âm giải phóng và được cực dương tiếp nhận.”

Một phương pháp mà các kỹ sư sử dụng để chiết xuất lithium là chiết xuất nước muối bằng cách khoan vào một mỏ nước muối ngầm và sau đó bơm nước muối lên bề mặt. Sau đó, nước muối được đưa đến các ao bốc hơi - nước sẽ bốc hơi, để lại một chất cô đặc lithium sau đó được chiết xuất.

Tuy nhiên, các báo cáo từ Lithium Triangle về tác động tiêu cực của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường lại rất nghiêm trọng.

Theo Euronew.com: “Việc sản xuất lithium thông qua các ao bốc hơi sử dụng rất nhiều nước - khoảng 21 triệu lít mỗi ngày.”

Ở những vùng cực kỳ khô cằn của Nam Mỹ, nơi diễn ra hoạt động khai thác mỏ, nước - một nguồn tài nguyên khan hiếm - bị chuyển khỏi cộng đồng địa phương và đưa vào hoạt động khai thác mỏ, gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ axit sunfuric và natri hydroxit. Việc này cũng gây ra các vấn đề về tình trạng thiếu nước.

Theo Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, cộng đồng cho rằng mực nước cạn kiệt ở các giếng, đầm phá, nước ngầm và đất ngập nước đã gây ra những tác động bất lợi đến hoạt động nông nghiệp của họ. Và họ nhận thấy tỷ lệ tử vong của chim hồng hạc và lạc đà tăng lên do ô nhiễm bụi từ các hoạt động khai thác mỏ.

Pin lithium thường được coi là an toàn cho con người và nhà cửa, miễn là pin không có lỗi. Mặc dù việc pin hỏng hóc không phổ biến, nhưng đã từng có những vụ cháy pin lithium-ion.

Zheng Chen, Giáo sư công nghệ nano tại Đại học California San Diego, đã ghi nhận một trường hợp điện thoại di động bốc cháy trên một chuyến bay. Tesla cũng đã từng cháy. Tại một trạm lưu trữ năng lượng ở Monterey, California, bản thân pin lithium cũng đã bốc cháy.

Khi pin cháy, sẽ có nhiệt, áp suất và khí độc thoát ra. Khi trộn với gió, những khí này có thể lan vào cộng đồng nơi mọi người sinh sống.

“Đây có thể là mối lo ngại nếu không có chiến lược giảm thiểu tốt khi thiết kế các hệ thống này. Đã có một số vụ việc xe điện bốc cháy trong gara. Những vụ việc này không phổ biến nhưng đã xảy ra” - Chen cho biết.

Chen cho rằng khó có thể loại bỏ được mọi rủi ro. “Thiệt hại cơ học có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta không mong đợi.”

Để giảm thiểu rủi ro này, Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp khuyến cáo người tiêu dùng “tháo các thiết bị và pin chạy bằng lithium khỏi bộ sạc sau khi đã sạc đầy và bảo quản pin và thiết bị lithium ở nơi khô ráo, thoáng mát.”

Ngoài ra, người tiêu dùng nên “kiểm tra xem pin có dấu hiệu hư hỏng không và nếu có, hãy dời pin ra khỏi bất kỳ khu vực nào có chứa vật liệu dễ cháy.”

Không giống như các phương pháp truyền thống, phương pháp moiws không cần có các hồ nước muối rộng bằng kích thước sân bóng đá, nơi lithium được thu lại sau khi chất lỏng bay hơi dưới ánh Mặt Trời.

Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với công ty PTSC về Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Ảnh: Baochinhphu.vn

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 4/3, Đoàn công tác của Chính phủ Singapore làm việc với Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) về Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore, theo Baochinhphu.vn (báo Chính phủ).

Tham gia Đoàn Chính phủ Singapore gồm đại diện từ Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam, Lãnh sự quán Singapore tại TP.HCM, Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng của Singapore (EMA) và Sembcorp Utilities (SCU), đối tác của PTSC trong dự án này.

PTSC và SCU đã trao đổi về kế hoạch triển khai và đề xuất những cơ chế, chính sách thực hiện dự án. Hai công ty cũng thống nhất đưa ra mục tiêu phát điện thương mại vào năm 2033, và đưa ra lộ trình cụ thể từ khâu khảo sát, phương án đầu tư để sản xuất và xuất khẩu khoảng 1,2 GW điện sạch sang Singapore thông qua tuyến cáp ngầm cao áp dưới biển.

Các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ PTSC và SCU để thúc đẩy nhanh quá trình triển khai dự án. Điều này không chỉ giúp Singapore sớm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 (Net zero) vào năm 2050 mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương, hiện thực hóa quan hệ đối tác kinh tế số - kinh tế xanh giữa hai nước.

Ảnh minh họa trang trại điện gió ngoài khơi

Những cột mốc chính cho dự án xuất khẩu điện sang Singapore

Ngày 10/2/2023 tại Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến PTSC và SCU ký thỏa thuận hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng sạch ngoài khơi Việt Nam.

Ngày 29/8/2023 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao quyết định về việc chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (giấy phép khảo sát) cho PTSC để triển khai dự án.

Ngày 24/10/2023 tại Tuần lễ năng lượng quốc tế Singapore 2023, SCU được Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng của Singapore trao giấy chấp thuận có điều kiện để nhập khẩu điện sạch từ Việt Nam.

Trên cơ sở đó, SCU và PTSC bắt tay vào khảo sát, đề xuất phát triển dự án và đệ trình các cấp có thẩm quyền hồ sơ phê duyệt theo quy định có liên quan để có thể xin Giấy phép xuất khẩu từ Chính phủ Việt Nam và Giấy phép nhập khẩu từ Chính phủ Singapore.