Để việc học tập và làm theo gương Bác ngày càng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, những năm qua, Thị ủy Kiến Tường duy trì thực hiện mô hình kể mẩu chuyện về Bác trong sinh hoạt chào cờ tuần đầu tiên của tháng và phát trên Đài Truyền thanh thị xã đều đặn vào thứ hai hàng tuần. Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy - Nguyễn Công Thanh, mô hình này góp phần đưa việc học tập và làm theo gương Bác đi vào chiều sâu, không chỉ trong đội ngũ CBĐV mà còn tác động đến người dân thông qua hệ thống loa đài đến tận các xóm, ấp.
Đảng trong Cuộc sống (tiếng Dao): Học & Làm theo Bác (28/9/2024)
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, Hà Huy Giáp sớm chịu ảnh hưởng của vùng đất quê hương giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Cuối năm 1926, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Sài Gòn. Ðây là thời kỳ ông hòa mình trong phong trào quần chúng công nông và "thấy họ vĩ đại".
Bị tòa án của thực dân Pháp kết án sáu tháng tù, nhưng điều đó không làm ông nhụt ý chí. Ra tù, ông lại lao vào hoạt động trong học sinh, viết sách báo tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, gây dựng cơ sở trong các đồn điền ở Nam Bộ.
Ngày 1-4-1931, Hà Huy Giáp lại bị thực dân Pháp bắt khi đang chuẩn bị cho việc kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1-5. Từ đó đến tháng 3-1945, hết vượt ngục rồi lại bị bắt lại, hết bị đày đi Côn Ðảo lại bị giam cầm ở các nhà lao ở Hà Tĩnh, Huế, Kon Tum, Phú Yên...
Những năm tháng tù đày liên miên đã thử thách, tôi luyện cuộc đời ông. Có nhiều chuyện ly kỳ về ông trong chốn lao tù thực dân - đế quốc, mãi sau này, qua tập "hồi ký viết vội" của ông trước ngày mất, qua những trang viết về ông của những người cùng thời, chúng ta mới hiểu rõ hơn về ông - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất.
Ðó là, sau khi bắt được ông, biết ông là một trong những cán bộ quan trọng của Xứ ủy Nam Kỳ, bọn mật thám Pháp đã dùng đủ mọi ngón đòn tra tấn, nhưng ông đã kiên cường chịu đựng, giữ vững khí tiết cách mạng. Sự kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản đã khiến bọn mật thám Pháp phải kinh sợ, cảm phục. Sau mỗi lần chết đi sống lại bởi đòn thù, ông lại tiếp tục tìm cách tuyên truyền, giác ngộ bọn mật thám, lính kín, để rồi sau đó, Nguyễn Văn Chi(1) - một trong những người lính kín đã mở còng để cho ông tự do, rồi tự tra chân vào cùm để nhận bản án chung thân thay cho ông, tạo điều kiện cho ông cùng một số đồng chí khác tổ chức vượt ngục.
Ðó là, năm 1933, sau khi bị thực dân Pháp bắt lại, Hà Huy Giáp bị Tòa đại hình Sài Gòn xử trong vụ 121 người lãnh đạo cộng sản Việt Nam bị bắt trong phong trào 30 - 31. Ðiều khiến báo chí ngày đó xôn xao tường thuật, bình luận nhiều về vụ án khổng lồ ấy chính là sự khác thường tại phiên tòa. Bất chấp luật lệ của tòa án thực dân, bằng lời lẽ hùng hồn và tiếng Pháp lưu loát, ông đã cùng các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Phạm Hùng... biến nơi đây thành diễn đàn công khai luận tội thực dân Pháp, bảo vệ lý tưởng cộng sản, bảo vệ nguyện vọng chân chính đòi độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
Khi bị kết án và đày ra Côn Ðảo, Hà Huy Giáp đã cùng các đồng chí của mình biến nhà tù thực dân - đế quốc thành trường học cộng sản. Ông tham gia dịch Tuyên ngôn Ðảng Cộng sản và một số tài liệu khác, tuyên truyền và tổ chức các lớp học về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về đường lối cách mạng Việt Nam. Và, chính ở ngay nơi "địa ngục trần gian" này, những người cộng sản đã học được một lẽ sống: muốn sống thì phải liên tục đấu tranh. Các ông đã tranh thủ luyện rèn trong gian khó, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau... để rồi hơn chục năm sau trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tập hợp toàn dân nổi dậy làm cuộc cách mạng "long trời, lở đất" giành lại nền độc lập dân tộc, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
Hạnh phúc lớn trong đời đối với Hà Huy Giáp là được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Lần đầu ông được gặp Người khá bất ngờ. Ðó là trong dịp đi dự Hội nghị Tân Trào (tháng 8-1945), được báo cáo với Người về tình hình khởi nghĩa ở Nam Bộ. Sau đó, do vị trí công tác, ông thường xuyên được gặp và làm việc dưới sự chỉ bảo trực tiếp của Người, từ những việc đơn giản như lời ăn tiếng nói, cách thức gặp gỡ, ứng xử với người, với việc, đến những việc lớn như công tác tư tưởng - văn hóa, chăm lo việc trồng người, xây đời sống mới...
Ông bảo, cứ sau mỗi lần gặp Bác, ông lại học thêm được ở Người một bài học, giúp ông hoàn thành trọng trách được giao. Nhờ vậy mà ông có được những đóng góp đáng kể trên các lĩnh vực mà ông phụ trách, cả về lý luận và thực tiễn, vừa có tính định hướng lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự, góp phần quan trọng cho các bước phát triển đi lên của nền văn hóa- giáo dục Việt Nam.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được Ðảng ta đặt ra từ những năm năm mươi của thế kỷ trước. Thời kỳ ấy, ông đã có nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi Người qua đời, những bài nói, bài viết của ông về Bác Hồ kính yêu ngày càng nhiều, góp phần đặt nền móng cho công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.
Theo ông, học và làm theo đạo đức Bác Hồ chính là học và làm theo đạo đức cao quý của người cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân; là phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; là thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống giản dị, chân thành trong mọi công tác và hành động đối với tập thể, đối với nhân dân, đối với mọi người; là kiên quyết quét sạch các thói hư tật xấu như: tham ô, hủ hóa, lãng phí quan liêu, tham danh trục lợi, địa vị quyền hành, chuyên quyền độc đoán, xem khinh quần chúng(2)... Ðó không chỉ là những điều ông hiểu, học, nói, viết, mà chính là những điều ông thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Ðó cũng là những gì ông muốn truyền đến mỗi người để mọi người cùng sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Sau khi lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng do Ðảng và Nhà nước giao: Phó Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Ðảng; Bí thư Ðảng Ðoàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục; Bí thư Ðảng Ðoàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Hội Văn nghệ; Phó Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ðảng Trung ương..., từ tháng 11 năm 1970 đến tháng 6 năm 1987 ông trở thành Trưởng ban phụ trách xây dựng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, rồi Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Khi tuổi đã cao, sức yếu, vì di chứng của những năm tháng bị tù đày gian khổ, ngày ngày ông vẫn ngồi hàng giờ liền để giảng giải, chỉ bảo cho chúng tôi trong từng công việc cụ thể từ cách sưu tầm, ghi chép, bảo quản tài liệu hiện vật về Bác Hồ, đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu- bảo tàng học chuyên sâu về Hồ Chí Minh.
Ông thường xuyên tổ chức các lớp học, trực tiếp giảng bài và dẫn đầu các đoàn công tác đi sưu tầm tư liệu, khảo sát các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương... Sự tận tụy, gương mẫu trong mọi việc ở ông đã cuốn hút mọi người, không chỉ các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, mà cả những người làm công tác phục vụ trong cơ quan cùng nỗ lực cố gắng học và làm theo, cùng chung một suy nghĩ phải làm việc tốt hơn để giữ gìn và phát huy giá trị những di sản văn hóa của Bác Hồ...
Ðược ông dìu dắt và nâng đỡ, các lớp cán bộ từng bước trưởng thành và đã cùng ông góp một phần quan trọng cho sự ra đời của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nhiều người được ông tin tưởng và tạo điều kiện, sau này đã trở thành những chuyên gia trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là người khiêm nhường, ông luôn tâm niệm rằng mình chỉ là hạt cát trong biển cát mênh mông, nếu không có Ðảng, không có Bác Hồ và nhân dân thì ông có cố gắng mấy cũng chẳng thể làm được việc gì. Tám mươi bảy tuổi đời, hơn sáu mươi tuổi Ðảng, là một chặng đường dài ông đã đi và đã đến. Trên chặng đường ấy, ông để lại cho đời một tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Sống, ông đã hiến dâng cuộc đời mình cho Ðảng, cho cách mạng không một chút đắn đo, suy tính. Ngày về với đất Mẹ, ông cũng mong được "nhẹ cánh bay", không làm phiền đến anh em bạn bè, đồng chí... Cuộc đời ông trong sáng, vẹn tròn. Ông thật xứng đáng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời khen ngợi của đồng chí Lê Duẩn: "Người nói hay nhất về đạo đức Bác Hồ là anh Hà Huy Giáp, vì anh Giáp nói điều anh ấy làm và làm được theo Bác" (3).
Tháng Tư này, tròn 100 năm Ngày sinh của ông (4-4-1908 - 4-4-2008), chúng tôi những người tiếp tục công việc của ông ở Bảo tàng Hồ Chí Minh xin viết đôi dòng tưởng nhớ ông, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(1) Ông Nguyễn Văn Chi được Hà Huy Giáp giác ngộ, sau này khi bị tù ở Côn Ðảo đã trở thành đảng viên Cộng sản, năm 1943 là Thành ủy viên Sài Gòn.
(2) Tuyển tập Hà Huy Giáp, Bộ Văn hóa - Thông tin, 1998, tr.161-162.
(3) Tuyển tập Hà Huy Giáp , Bộ Văn hóa - Thông tin, 1998, tr.480. TS.
cũng là trách nhiệm của cả người học và người dạy, để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng.
: Học tập là một chặng đường dài không có điểm kết thúc, là cái thang không có bậc cuối cùng. Bác Hồ cũng nhấn mạnh việc học tập nâng cao trình độ của bản thân có nội dung cách mạng chứ không phải học tập vì những động cơ cá nhân. Việc học tập, rèn luyện toàn diện để có đủ đức đủ tài, nâng cao hiểu biết để phục vụ nhân dân là điều phải làm hằng ngày.
Hơn ai hết, Người hiểu rằng: nền
truyền thống Việt Nam còn mang nhiều thiếu hụt, hạn chế; trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, lề lối sản xuất chưa được cải tiến, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Việc học tập tiếp thu những tri thức mới, những kinh nghiệm mới để làm chủ khoa học kỹ thuật, để tiến kịp với trình độ văn minh của nhân loại là điều rất cần thiết và quan trọng. Người còn nhấn mạnh:
“Muốn biết thì phải thi đua học.
Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm”
Học để làm gì là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục hiện đại hướng đến việc đào tạo những con người có tầm tư duy rộng mở trong một
toàn cầu hóa, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác và có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Mục đích học của học sinh hiện đại hướng đến không (chỉ là) để vượt qua kỳ thi, mà là để trở thành một con người có tư duy độc lập, có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong
, có tri thức vững chắc cho tương lai của mình.
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở phố Hàng Than, Hà Nội
đã xây dựng 4 trụ cột cho việc học. Đó cũng là định hướng cho giáo dục của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba: Học để biết, học để làm, học để xác lập bản thân và học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Từ góc nhìn đó, có thể thấy ở Việt Nam 2 trụ cột quan trọng: Học để biết và Học để xác lập bản thân vẫn chưa đậm nét trong hệ thống
. Thậm chí, học để biết đã biến dạng thành học để thi. Học sinh đi học chỉ để qua kỳ thi và cha mẹ cũng chỉ mong con đạt điểm tốt. Giáo viên cũng dạy để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên... (!).
Mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong trường học ngày nay. Sau khi tốt nghiệp đại học, điều đầu tiên của một tân cử nhân cần phải làm khi ứng tuyển vào các cơ quan là phải đưa ra một tấm bằng “đẹp”. Muốn có bằng “đẹp” lại phải “lo” điểm “đẹp” từ khi còn ở giảng đường đại học. Tân cử nhân trở thành tân cán bộ tuy không thể được bổ nhiệm ngay vào các vị trí lãnh đạo như thời phong kiến nhưng (từ đó trở đi) sẽ quen dần với việc đánh giá, bình xét, quy hoạch, bổ nhiệm... với những yêu cầu về bằng cấp là tiêu chuẩn “cứng” đầu tiên...
Để thay đổi “tập quán” tư duy này, không những cần thay đổi tư duy của giáo viên và học sinh mà còn cần thay đổi cả tư duy và cách
, thay đổi cách kiểm tra đánh giá. Trách nhiệm đảm nhận công việc xúc tiến những thay đổi đó trước hết thuộc về những nhà hoạch định chính sách giáo dục.
Nhớ lại lời Bác Hồ dặn: “Học để làm người” có thể thấy tầm nhìn xa của Người về tính toàn diện của giáo dục, để mỗi người lớn lên được giáo dục để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng. Điều này hoàn toàn tương hợp với những tiêu chí giáo dục hiện đại của UNESCO.
Thời gian qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Qua đó, đưa việc học và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong tuổi trẻ tỉnh nhà.
Tỉnh Đoàn trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học và làm theo Bác năm 2023.
Đồng chí Triệu Văn Thái, TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Xác định việc học tập và làm theo Bác là nội dung trọng tâm trong công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo Ban Thường vụ các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chỉ thị, kết luận thông qua việc tổ chức lồng ghép triển khai các nội dung trong các chương trình, hoạt động, tọa đàm, sinh hoạt chi đoàn, chi hội để cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên được nghiên cứu, học tập quán triệt. Chỉ đạo 100% các cấp bộ Đoàn trong tỉnh triển khai học tập chuyên đề dành riêng cho cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên với các chuyên đề cụ thể như: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương” và “Học tập và làm theo tinh thần học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Ngoài ra, căn cứ đặc điểm của từng nhóm đối tượng đoàn viên, thanh, thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, định hướng học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tăng cường phát hiện, giới thiệu, tuyên dương các danh hiệu, các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực... tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút được sự quan tâm của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân tìm hiểu, nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong công tác, học tập và lao động sản xuất. Từ năm 2023 đến nay, phong trào “Thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu” tiếp tục tập trung vào triển khai các công trình, phần việc thanh niên; tăng cường vận động, kết nối các nguồn lực, đội hình thanh niên tham gia thực hiện các mô hình, hoạt động hiệu quả nhằm xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển như: Xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê”; sửa chữa đường giao thông nông thôn, đảm nhận xây dựng “đường hoa thanh niên”, “đường cờ thanh niên”, “hàng cây thanh niên”; “Gương cầu an toàn giao thông”; xây dựng, sửa chữa sân chơi thiếu nhi, đảm nhận quản lý và duy trì các thiết chế văn hóa tại khu dân cư... với tổng trị giá gần 8 tỷ đồng. Chú trọng xây dựng và phát triển các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền lối sống văn minh trên địa bàn đô thị. Triển khai xây dựng, duy trì các tuyến phố văn minh với các tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”, xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép; thu gom, phân loại rác thải trên các tuyến đường; quét vôi các gốc cây hai bên đường thu hút hàng trăm nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia. Triển khai mô hình “Hàng cây thanh niên”, mô hình “Vườn ươm cây xanh”, công trình “Nhà vệ sinh cho em”; xây dựng công trình sân chơi cho thiếu nhi trong trường học, trên địa bàn dân cư; bê tông hóa đường giao thông; làm hệ thống điện đường chiếu sáng năng lượng mặt trời…
Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện “Vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội”, toàn tỉnh đã có 12.975 đoàn viên, thanh niên đăng ký hiến máu và thu được 10.930 đơn vị máu toàn phần. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp trao tặng 4 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Xuân Trường, Ý Yên trị giá 200 triệu đồng; xây dựng 7 nhà vệ sinh mới trị giá hơn 1 tỷ đồng tại các trường học trên địa bàn tỉnh… Chương trình phát cơm, cháo miễn phí cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở y tế tiếp tục được duy trì. Các cấp bộ Đoàn đã trao tặng 1.372 suất quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh - liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong, người có công với cách mạng, gia đình chính sách, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin; khám, chữa bệnh, lắp đặt lại hệ thống điện an toàn tại nhà, sửa chữa nhà cho gia đình chính sách với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng. Thực hiện phong trào đồng hành cùng thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, đã tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên vào thực tiễn; hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên, thanh niên xây dựng các dự án mới vay vốn để phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo; duy trì hình thức góp vốn xoay vòng không tính lãi trong đoàn viên, thanh niên đã thu lại hiệu quả cao; tổ chức trên 70 buổi tư vấn, trang bị kiến thức khởi nghiệp cho trên 50 nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tham gia… Các hoạt động tuyên dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiên tiến làm theo lời Bác được tổ chức thường xuyên và được gắn với các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của Đảng, của Đoàn, của quê hương, đất nước. Năm 2023, có 40 cá nhân, tập thể tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác được tuyên dương cấp tỉnh, 473 cá nhân được tuyên dương cấp huyện, cơ sở.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng giáo dục đạo đức, lối sống; tạo chuyển biến tích cực trong công tác, sinh hoạt, lao động, học tập của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, gương mặt trẻ tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng lớp thanh niên trong tỉnh thời kỳ mới “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”, năng động, sáng tạo, vượt khó, dám nghĩ, dám làm.
Bài và ảnh: Văn Huỳnh Theo https://baonamdinh.vn
(TG) - Tối 3/10, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc.
Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên. Cùng dự có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy; các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên...
Các đại biểu tham dự Chương trình.
“Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” là chương trình giao lưu thường niên, nhằm tôn vinh, cổ vũ các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong năm thứ 6 được tổ chức tại khu vực phía Bắc, Chương trình tôn vinh 33 điển hình tiêu biểu là các tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện cho các mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội.
Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị khóa XIII, toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 4.000 mô hình hay, cách làm sáng tạo về học tập, làm theo Bác và đã có trên 2.200 tập thể, cá nhân được các cấp biểu dương, khen thưởng. Mỗi mô hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu chính là minh chứng sống động, sự khẳng định thuyết phục cho tính hiệu quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên Phạm Hoàng Sơn phát biểu khai mạc Chương trình.
Với khát vọng và quyết tâm hiện thực hóa mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao liên tục trong nhiều năm, đến năm 2023, quy mô GRDP của tỉnh đạt trên 152.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và trong tốp 14 tỉnh, thành cao nhất cả nước; giá trị xuất khẩu nhiều năm liền duy trì vị trí thứ 4 cả nước; thu ngân sách nhà nước đạt 20.196 tỷ đồng.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; quốc phòng - an ninh được đảm bảo; các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, chuyển đổi số được quan tâm đẩy mạnh. Mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 113 triệu đồng, cao hơn bình quân chung cả nước và duy trì ở vị trí thứ nhất trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc...
Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại Chương trình.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Hoàng Sơn khẳng định: Chương trình là một cơ hội để Thái Nguyên được giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người, những tiềm năng, lợi thế và nét đặc trưng, truyền thống của tỉnh; đồng thời cũng là điều kiện để trao đổi, chia sẻ, học tập những kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả trong triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của các tỉnh bạn, góp phần xây dựng Thái Nguyên ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Mỗi câu chuyện được kể tại buổi giao lưu là những bài học quý giá đối với mỗi người; để chúng ta có thể tự soi, tự sửa, tự hoàn thiện mình hơn nữa trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Chương trình.
Phát biểu tại Chương trình, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương các tập thể, cá nhân, các mô hình điển hình tiêu biểu được tôn vinh trong Chương trình. Đồng chí khẳng định, những tấm gương điển hình được biểu dương hôm nay đã có những việc làm thiết thực, học và làm theo Bác từ những điều dung dị nhất, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tiêu biểu cho tinh thần kiên định, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung, cống hiến hết mình dựng xây đất nước.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn và đề nghị, các điển hình tiên tiến sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, phát huy những việc làm ý nghĩa, gương mẫu, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự thấm sâu, tạo thành phong trào thi đua trong toàn xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giấy chứng nhận cho các điển hình tiêu biểu.
Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên trao giấy chứng nhận cho các tập thể điển hình tiêu biểu.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, vì sự phát triển của quê hương và đất nước./.