Đến trước 17 giờ ngày 30/7/2023, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
(VNTB) – Rất bất ngờ khi nhận tấm thiệp mời có nội dung “Đại lễ đăng quang Hoàng đế Đào Minh Quân” tổ chức ngày 16-2-2024 tại Tụ Nghĩa Đường, California.
Bất ngờ ở đây chỗ tiếng là “Việt Nam Cộng Hòa” lại có chức danh “Hoàng đế” của thể chế “quân chủ chuyên chế”. Do vậy nên nói đó là một nồi lẩu chính trị mang tên “Hoàng đế Đào Minh Quân” là tương đối chính xác đối với nhân vật này.
“His Holiness Kim Thuong Dao Minh Quan” là từ tiếng Anh mà ông Đào Minh Quân dùng nói về danh xưng đầy màu sắc vương triều phong kiến “Đức Kim Thượng”. Trong thông cáo báo chí phát hành về sự kiện “đăng quang Hoàng đế Đào Minh Quân”, lại viết rằng đây là “Đệ tam Việt Nam Cộng Hòa”.
Một chút bàn luận xin được thông qua trang Việt Nam Thời Báo gửi đến “nội các Đào Minh Quân”.
Trước hết, từ “chính thể” là khái niệm để chỉ về mặt hình thức của một nhà nước. Tiêu chí để xác định chính thể là nhìn bề ngoài cách tổ chức của nhà nước, hễ nước nào có “vua” lập nên theo nguyên tắc thế tập, “cha truyền con nối” thì gọi là chính thể “quân chủ”. Còn ở nước nào không có “vua” thì gọi là chính thể “cộng hòa”. Nước quân chủ là nước có vua; nước cộng hòa là nước không có vua.
Ngày nay hầu hết các quốc gia theo chính thể quân chủ đều có bản Hiến pháp quy định rõ những nguyên tắc để xác định quyền và nghĩa vụ của vua, hoàng tộc, chính phủ, các tổ chức đại diện dân trong nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, nên gọi đó là chính thể “quân chủ lập hiến”; chứ không phải như thời xưa vua nắm tất cả quyền lực nhà nước trong tay mình (gồm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp) nên gọi là “quân chủ chuyên chế” (hay quân chủ tuyệt đối).
Nếu việc tổ chức cai trị trên cơ sở tôn trọng, đề cao ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân (thường nói “của dân, do dân, vì dân”) thì gọi là “dân chủ”. Còn tổ chức và hoạt động nhà nước tuân theo ý chí của một người hoặc một nhóm người thì gọi là “độc tài”.
Nhân dân sống dưới chế độ độc tài thì hầu như không có cơ hội bình đẳng tham gia vào việc điều hành và quản lý đất nước. Trên giấy thì thấy công dân có đủ thứ quyền mà thực tế dân chẳng có quyền gì cả!
Nguyên thủ quốc gia có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh, sự phát triển, giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của một quốc gia, mà còn thể hiện vị thế của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, nguyên thủ quốc gia là một chế định không thể thiếu trong tổ chức bộ máy và thực thi quyền lực nhà nước.
Như vậy với danh xưng “Hoàng đế” nhưng thể chế lại ghi là “Cộng hòa” cho thấy trên cương vị chính khách của một tổ chức màu sắc tranh giành quyền lực quản trị quốc gia, cá nhân ông Đào Minh Quân đã muốn tạo ra cho mình một thứ “tôn giáo chính trị” pha tạp được nhân danh là “chống cộng sản”.
Một chút trở ngược lịch sử: Sự hình thành của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam được thành lập với cơ sở pháp lý là các hiệp ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại: Hiệp ước Vịnh Hạ long ngày 07-12-1947; Hiệp ước Élysée ngày 08-03-1949 xác nhận “nền độc lập của nước Việt Nam”, chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại.
Tính đến năm 1950, có 35 quốc gia công nhận quốc gia Việt Nam theo nội dung trên. Và cuối cùng là Thoả ước Matignon (Accords de Matignon) ký kết ngày 04-06-1954 giữa Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Phúc Bửu Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, xác định quốc gia Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tách khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chánh, quốc phòng, an ninh cho quốc gia Việt Nam.
Sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Quốc trưởng Bảo Đại để lên nắm quyền, trở thành Quốc trưởng Việt Nam. Sau đó, tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 4 tháng 03 năm 1956, khai mạc vào ngày 17 tháng tư năm 1956 với 123 dân biểu (trong số 405 ứng cử viên). Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Phương Thiệp.
Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp. Hiến pháp được ban hành ngày 26 tháng mười năm 1956. Nước Việt Nam Cộng hòa ra đời từ đây, trên cơ sở thừa kế quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn.
Ngày ban hành Hiến pháp trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam Cộng hòa (Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa). Danh xưng Đệ nhất Cộng hoà chỉ xuất hiện vào năm 1967 khi nền Cộng hoà thứ hai được thành lập…
Ghi nhận về thiện chí hoạt động của những tổ chức ở hải ngoại trong khía cạnh vận động xuyên quốc gia và hoạt động chính trị hướng về quê hương (homeland politics), song cần có sự hợp lý và cả hợp tình, đừng xem thường trình độ dân trí của người miền Nam từng sống ở chế độ Việt Nam Cộng hòa, tránh tạo ra những ngộ nhận quyền lực đến mức đầy khó hiểu như nhóm của ông Đào Minh Quân.
TP - Ngày 10/1, Vùng 4 và Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ về địa phương năm 2023.
Trong số hơn 2.000 chiến sĩ Vùng 4 Hải quân hoàn thành nghĩa vụ đợt này, có gần 50 người được kết nạp Đảng; hơn 300 người được tặng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến; nhiều người được khen thưởng trong các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Theo Vùng 4 Hải quân, quá trình rèn luyện, tất cả hạ sĩ quan, chiến sĩ đã trưởng thành hơn, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, kỷ luật, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, luôn nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; biết sử dụng, khai thác thành thạo các loại vũ khí trang bị có trong biên chế theo chuyên môn được đào tạo; thực hành tốt các tình huống trong huấn luyện chiến đấu, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.
Chiến sĩ Vùng 4 Hải quân hôn Quân kỳ Quyết thắng tại lễ tiễn hạ sĩ quan, chiến sĩ năm 2023
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 332 hạ sĩ quan, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cũng chia tay đơn vị để trở về địa phương đón xuân Quý Mão cùng gia đình. Quá trình công tác, các quân nhân này đã luôn nỗ lực phấn đấu, xác định tốt tư tưởng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có 145 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ tiên tiến.
Trao tặng quà và động viên bộ đội xuất ngũ, Đại tá Vũ Anh Tuấn - Chính ủy Vùng 2 Hải quân biểu dương thành tích của các quân nhân đã đạt được trong hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đồng thời mong muốn các quân nhân được xuất ngũ đợt này tiếp tục giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân”, thực sự là những công dân tốt, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương.
Theo công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển trường quân đội, tùy theo tổ hợp thi và đối tượng dự tuyển là nam hay nữ, các trường khối quân đội có ngưỡng điểm nhận hồ sơ từ 15,5 đến 23,5. Ngưỡng điểm nhận hồ sơ này theo thang điểm 30,0 và đã bao gồm điểm ưu tiên.
Đăng ký xét tuyển vào một trong các trường Quân đội theo nhóm trường
Thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển, phải đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường thí sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện dự tuyển.
Trong thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh được đăng ký xét tuyển vào một trong các trường Quân đội theo nhóm trường thí sinh đã sơ tuyển, theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh như sau:
- Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không-Không quân (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1 (đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc), Lục quân 2 (đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam), Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
- Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự.
Đối với các trường, các ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, thí sinh được đăng ký thay đổi tổ hợp xét tuyển trong trường hoặc trong ngành theo quy định.
Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sinh đã được thông báo đủ điều kiện sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trong các trường thuộc nhóm trường theo đúng quy định.