Pháp Chế Doanh Nghiệp Những Kỹ Năng Cơ Bản

Pháp Chế Doanh Nghiệp Những Kỹ Năng Cơ Bản

Chuyên viên pháp chế là một trong những nghề nghiệp thu hút sự quan tâm và đam mê của nhiều người trẻ và lao động hiện nay. Điều này không chỉ bởi tính hấp dẫn của công việc mà còn do cơ hội làm việc mở rộng cùng thu nhập hấp dẫn mà nó mang lại. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về kỹ năng tư vấn pháp luật trong pháp chế doanh nghiệp tại bài viết sau

Kỹ năng tư vấn pháp luật trong pháp chế doanh nghiệp

Khi tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, người làm pháp chế, đặc biệt là người mới bắt đầu công việc cần thực hiện từng bước và triển khai công việc. Theo chúng tôi, khi thực hiện công việc tư vấn hoặc các công việc khác trong lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp, cần tuân theo 08 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định yêu cầu tư vấn

Yêu cầu tư vấn thường được gửi đến người làm pháp chế từ người có nhu cầu cần tư vấn, có thể là người quản lý, người điều hành doanh nghiệp, hoặc các cấp quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, hoặc người đứng đầu các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Dù là ai, người làm pháp chế cần xác định rõ yêu cầu tư vấn của họ để hiểu được mục tiêu giải quyết vấn đề. Kỹ năng xác định yêu cầu là quan trọng.

Bước 2: Thu thập tài liệu, hồ sơ, thông tin để tóm tắt nội dung vụ việc

Sau khi nhận yêu cầu, người làm pháp chế cần đặt câu hỏi để thu thập thông tin, tài liệu, hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Điều này giúp xác định đầy đủ dữ kiện, phục vụ cho việc tóm tắt nội dung vụ việc.

Bước 3: Xác định quan hệ pháp luật của vụ việc

Sau khi nắm vững nội dung vụ việc, người làm pháp chế cần lọc bỏ thông tin không liên quan và xác định quan hệ pháp luật của vụ việc. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật và khả năng phân tích.

Bước 4: Xác định các văn bản pháp luật áp dụng để tư vấn

Người làm pháp chế cần xác định các văn bản pháp luật điều chỉnh vụ việc cần tư vấn, bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Cần lưu ý rằng các văn bản này phải liên quan đến vụ việc cụ thể

Bước 5: Xác định các vấn đề pháp lý cần giải quyết trong vụ việc

Tùy vào tính phức tạp của vụ việc, số lượng vấn đề pháp lý phát sinh có thể khác nhau. Mỗi vấn đề pháp lý đòi hỏi việc đặt ra nhiều câu hỏi chi tiết để giải quyết, phụ thuộc vào quy định pháp luật.

Bước 6: Giải quyết các vấn đề pháp lý được xác định

Người làm pháp chế sau khi tìm hiểu quy định pháp luật liên quan cần phải hiểu rõ và chắc chắn về chúng. Sau đó, họ giải quyết từng vấn đề pháp lý đã xác định.

Bước 7: Xây dựng phương án pháp lý cho yêu cầu tư vấn

Phương án pháp lý là các giải pháp pháp lý mà người làm pháp chế đề xuất cho doanh nghiệp để giải quyết vấn đề pháp lý. Tùy theo tính chất của vụ việc, có thể có một hoặc nhiều phương án pháp lý.

Bước 8: Viết báo cáo, thư tư vấn

Báo cáo tư vấn hoặc thư tư vấn là kết quả cuối cùng và coi như là hoàn tất của quá trình tư vấn. Đây là sản phẩm của công việc sau khi người làm pháp chế hoàn thành các bước trước đó và nó trình bày các phương án pháp lý và giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp chế, còn được gọi là chuyên viên pháp lý, là những chuyên gia có đào tạo chuyên môn về pháp lý và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp chế. Đặc điểm quan trọng của chuyên viên pháp chế là họ hoạt động trong một số khu vực pháp lý cụ thể, thường là những lĩnh vực pháp lý quan trọng và đặc biệt cho tổ chức hoặc văn phòng luật mà họ làm việc.

Chuyên viên pháp chế đảm nhận nhiều nhiệm vụ hành chính và điều hành pháp lý, đồng thời đảm bảo rằng tổ chức hoặc văn phòng luật tuân thủ các quy định pháp luật và luôn nắm vững các thay đổi và phát triển trong lĩnh vực pháp lý của họ. Công việc của họ có thể bao gồm việc nghiên cứu và phân tích các văn bản pháp luật, tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định pháp lý, cung cấp tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong tổ chức, và đại diện cho tổ chức trong các vụ kiện pháp lý khi cần thiết.

Năm học 2021-2022, Trường Cao đẳng Bắc Kạn dự kiến mở ngành học Nghiệp vụ Nhà hàng-Khách sạn. Theo học ngành này, các bạn sẽ được trang bị cho mình các kiến thức đầy đủ về các nghiệp vụ phục vụ trong Nhà hàng – Khách sạn. Từ đó, giúp các bạn vừa có kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ trong thực tế và xử lý các tình huống phát sinh tại nơi làm việc là các Nhà hàng – Khách sạn. Vậy Kỹ năng cơ bản trong nghiệp vụ nhà hàng khách sạn là gì?Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và trả lời câu hỏi này nhé!

Muốn cho nhà hàng, khách sạn hoạt động được hiệu quả, các bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức về nghiệp vụ nhà hàng khách sạn cơ bản như sau:

– Đối với nhân viên lễ tân: Nắm vững các kỹ năng cơ bản về chào đón, tiễn khách, tư vấn dịch vụ, đàm thoại, check in, check out. Giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt, thông thạo tin học văn phòng, các phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn. Xử lý các tình huống phát sinh khi khách hàng có khiếu nại, phàn nàn, góp ý kiến,…

– Đối với nhân viên phục vụ: Thành thạo kỹ năng tiếp đón, tiễn khách, tư vấn khách hàng chọn thực đơn, kiểm tra món ăn trước khi phục vụ. Luôn tỏ ra sự thân thiện, gần gũi, dễ gần, hiếu khách, có trí nhớ tốt, kỹ năng ngoại ngữ cơ bản.

– Nhân viên bar: Nắm rõ các nguyên tắc trong công thức pha chế, định lượng thức uống theo tiêu chuẩn và quy định của mỗi nhà hàng khách sạn. Cách sử dụng các công cụ pha chế, quy trình vệ sinh thiết bị, vật dụng tại quầy bar.

– Nhân viên buồng phòng: Quy trình và kỹ thuật dọn phòng, sắp xếp, sử dụng các thiết bị, hóa chất cần thiết trong vệ sinh.

Nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn là một ngành học hấp dẫn, có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và nghiệp vụ của người cung cấp dịch vụ. Vì vậy, trong quá trình học nghiệp vụ nhà hàng các bạn cần nắm rõ nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận và một số lưu ý dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất:

– Khả năng giao tiếp: Trong các nhà hàng, khách sạn lớn, số lượng khách đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ không hề ít. Do đó, để có thể mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, khả năng giao tiếp rất quan trọng. Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn có thể nhận được một vị trí công việc như mong muốn tại nhà hàng, khách sạn cao cấp.

– Chú ý đến từng kỹ năng của các vị trí dưới đây:

+ Nhân viên lễ tân: Chuẩn bị trước khi đón khách => Làm thủ tục check-in cho khách => giải đáp những vấn đề thắc mắc của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn => Làm thủ tục check-out cho khách

+ Nhân viên phục vụ: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quan sát; kỹ năng chịu áp lực; kỹ năng xử lý sự cố; kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng.v.v

– Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:

+ Tính trung thực: Không gian dối, gian lận, trục lợi cá nhân, kể xấu, sai sự thật đối với đồng nghiệp và cấp trên, gây mất đoàn kết nội bộ.

+ Lịch sự, tế nhị: Luôn có tinh thần hiếu khách, thân thiện, cởi mở, không để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến công việc của tập thể.

+ Tinh thần phục vụ khách: Khách hàng là thượng đế, làm hài lòng khách hàng chính là nghĩa vụ chung của nhà hàng, khách sạn.

Nắm rõ những thông tin trên khi học nghiệp vụ nhà hàng khách sạn sẽ giúp các bạn trên con đường dẫn đến thành công trong công việc. Hi vọng từ những năm học đầu tiên Ngành Nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn được mở tại nhà trường sẽ trang bị cho các bạn nhiều kiến thức hấp dẫn và cần thiết về ngành nghề và đáp ứng được nhu cầu của nhiều người học.

Bài viết: Hứa Thị Hoài Thu- Khoa Tổng hợp

Có rất nhiều bạn sinh viên, người mới đi làm có nhu cầu muốn theo đổi nghề pháp chế doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn trong họ lại chưa thể hiểu hay có cái nhìn tổng quan về pháp chế doanh nghiệp. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan rõ hơn về pháp chế doanh nghiệp, để giúp các bạn có định hướng rõ hơn về công việc này.

Pháp: là luật, là quy tắc, quy định

Chế: bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”

Pháp chế là gì ? Vai trò của pháp chế đối với doanh nghiệp

Như vậy, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, cũng như điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định), và cả các quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.