Những Ngành Ra Trường Có Việc Làm Luôn Ở Mỹ

Những Ngành Ra Trường Có Việc Làm Luôn Ở Mỹ

Hầu hết các ngành học được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề đều có thể đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nhiều sinh viên được đào tạo bàn bản tại các trường đại học, tốt nghiệp ra trường nhưng thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành.

Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn, làm thế nào để lựa chọn đúng ngành học là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các em học sinh trước mỗi mùa tuyển sinh.

Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và có nhiều cơ hội việc làm ở tương lai?

Dựa trên ý kiến tổng hợp của các chuyên gia giáo dục, việc làm cùng những số liệu thống kê về độ hot của ngành học, mức lương và nhu cầu tuyển dụng việc làm của các doanh nghiệp qua các năm, chúng tôi có thể đưa ra một vài gợi ý về các nghề nghiệp có nhiều triển vọng trong tương lai để các em tham khảo, lựa chọn.

Cách chọn các trường nghề uy tín

Sau khi đọc, tìm hiểu gợi ý học ngành gì để ra trường có việc làm, học nghề gì để ra trường có việc làm luôn, chắc hẳn các em đã tìm được ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội rồi đúng không? Lúc này, một việc quan trọng không kém mà các em cần để tâm chính là lựa chọn trường học nghề.

Hiện tại, có rất nhiều trường, trung tâm dạy nghề trên toàn quốc. Tuy nhiên, trường, trung tâm dạy nghề uy tín, học phí theo học rẻ thì không nhiều. Để có thể tìm được trường học nghề chất lượng, các em cần quan tâm đến các vấn đề sau:

· Truy cập trang thông tin tuyển sinh của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp

http://tuyensinh.gdnn.gov.vn/chon-truong

Tại đây, bạn có thể nộp phiếu đăng ký dự tuyển sinh, đọc các bài viết chia sẻ chọn nghề, chọn trường, các gương học tập, cho phép người dùng tra cứu thông tin nghề và cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc.

· Tìm kiếm thông tin qua các website chính thức của trung tâm: Những trung tâm đào tạo nghề có uy tín sẽ có website chính thức hết sức rõ ràng, mạch lạc với đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo, lớp học đang đào tạo, cơ hội việc làm.

· Đến trực tiếp: Sau khi đã tìm hiểu trên website thì các bạn hãy đến trực tiếp cơ sở đào tạo để kiểm chứng những văn bằng, chứng chỉ xem có thật sự đúng với những gì mà trung tâm công bố hay không.

Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc các tiêu chí lựa chọn nghề học, ngành học phổ biến, dễ tìm việc làm sau khi ra trường. Cho dù lựa chọn ngành học nào, thì các em cũng cần phải nhớ rằng, khi có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng thì luôn có rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp, mức lương tốt để các em lựa chọn.

Ngành "hot" tỷ lệ có việc làm thấp

"Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp giai đoạn 2018 - 2021" được ông Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) công bố tại Diễn đàn "Phát triển hợp tác nhà trường và doanh nghiệp" cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp 12 tháng những năm gần đây đều ở mức trên 90%, chỉ riêng năm 2019, tỷ lệ này đạt 86,68%.

Đáng chú ý, một số lĩnh vực đào tạo được cho là "ngành hot" nhiều năm nay như: báo chí, du lịch, khách sạn, thú y, kiến trúc, kinh doanh và quản lý... lại không nằm trong top tỷ lệ sinh viên có việc làm cao nhất.

Trong khi đó, một số lĩnh vực ít người học như nông, lâm nghiệp và thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường... tỷ lệ có việc làm gần đây có sự "chuyển mình" nhanh chóng. Điển hình như tỷ lệ ở lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường năm 2018 chỉ đạt 80,4%, năm 2019 giảm mạnh còn 62,5% thì đến 2 năm tiếp sau đó tỷ lệ lần lượt là 92,3% và 96,3%.

Lĩnh vực nghệ thuật luôn đứng top đầu có việc làm (từ 93 đến 97%).

Riêng lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nhiều năm luôn nằm top cuối các ngành tỷ lệ sinh viên có việc làm thấp nhất.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm theo lĩnh vực đào tạo (Nguồn: Vụ Giáo dục Đại học).

Trong năm 2021, các lĩnh vực đào tạo tỷ lệ sinh viên có việc làm dưới mức 90% gồm: khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; pháp luật; khoa học sự sống, khoa học tự nhiên; thú y; du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; dịch vụ vận tải; kiến trúc và xây dựng.

TS Phạm Như Nghệ cho biết tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng không phải thấp; nhiều trường, nhiều ngành ở mức trên 90%. Tuy nhiên, việc khảo sát ở giai đoạn đầu nên chưa phân tích được sinh viên có việc làm đúng ngành nghề đào tạo và mức lương ổn định hay không.

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa trình bày ý tưởng sáng tạo với doanh nghiệp (Ảnh: ĐHBK).

Nhà trường cần "bắt tay" với doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo vẫn tồn tại. Nguyên nhân đến ở cả quá trình đào tạo và nhu cầu thị trường lao động.

Ở phía đào tạo chất lượng của giáo dục ĐH còn khiêm tốn, nhiều khối ngành sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Việc hợp tác giữa các trường ĐH với doanh nghiệp mặc dù số lượng không nhỏ nhưng chất lượng và hiệu quả còn rất hạn chế.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên một số ngành ra trường tìm việc không dễ vì Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thị trường lao động nên số vị trí việc làm mới tạo ra hàng năm thường thấp hơn số sinh viên tốt nghiệp ĐH.

Phó Vụ trưởng bày tỏ tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí đào tạo, lãng phí nguồn lực xã hội, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Để đào tạo đại học gắn với nhu cầu của thị trường lao động, TS Nghệ nhấn mạnh công tác quy hoạch nhân lực là yếu tố có tính quyết định. Trường ĐH và doanh nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất các quy chuẩn về đào tạo và các tiêu chuẩn nghề nghiệp.

PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM - cho biết đơn vị này rất coi trọng liên kết ĐH - doanh nghiệp và xem đây là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững của trường.

"Hoạt động liên kết với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở hướng nghiệp và tuyển dụng mà mở rộng các hợp tác nghiên cứu phát triển, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp, đồng hành cùng các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo", PGS.TS Mai Thanh Phong bày tỏ.

Học ngành Luật ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp.

Ngoài ra nếu bạn đam mê với lĩnh vực sư phạm thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học ở Việt Nam.

Tốt nghiệp ngành Luật ra làm việc ở đâu?

Với những công việc cụ thể trên, các bạn có thể làm việc tại:

- Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án;

- Bộ phận pháp chế các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Văn phòng luật sư, trung tâm trọng tài thương mại;

- Các cơ quan hành chính của Nhà nước;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;

Để hành nghề luật bạn phải được trang bị khối kiến thức, kỹ năng ở trình độ cử nhân Luật trở lên. Tức là các bạn phải tốt nghiệp những cơ sở đào tạo chuyên ngành luật như: Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF),…

Môi trường quốc tế tại UEF sẽ chuẩn bị tốt hành trang hội nhập cho sinh viên

Sinh viên theo học ngành Luật tại UEF, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, các bạn còn được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ bằng chương trình song ngữ hiện đại, rèn luyện kỹ năng mềm, tham gia hội thảo chuyên đề, phiên tòa giải định, tham quan thực tập thực tế tại các văn phòng luật, viện kiểm sát,... góp phần xây dựng nên những cá nhân toàn diện trong cuộc sống và công việc.

Hy vọng những thông tin mà UEF cung cấp không chỉ giải đáp rõ thắc mắc về việc học ngành Luật ra trường làm gì, làm việc ở đâu? mà còn giúp các bạn định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai của mình sắp tới.