Dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì việc luân chuyển tiền tệ vẫn được vận hành như mạch máu trong cơ thể. Chính điều này làm cho triển vọng việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại không bao giờ hạn hẹp.
Review chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại (TMU)
Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề trọng yếu và không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế của đất nước bởi nó ảnh hưởng đến việc luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và quan trọng hơn nó định hướng chiến lược chính sách tiền tệ không chỉ của doanh nghiệp mà của cả đất nước đó.
Hiểu được tầm quan trọng và nhu cầu nhân lực cho ngành học này, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại tại trường Đại học thương mại ra đời.
Một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Ngành Tài chính – ngân hàng là gì?
Tài chính – ngân hàng (Finance and Banking) là một ngành rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh và giao dịch tiền tệ thông qua ngân hàng. Trong đó, các lĩnh vực trung tâm có thể kể đến là: Tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, và tất cả những vấn đề cần tài chính làm công cụ để thanh toán cước phí trong nước và nước ngoài.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phương pháp quản trị tín dụng, tiền tệ,…. Ngoài ra còn có các kiến thức về tiền tệ hiện đại, cách quản lý tài chính hiệu quả, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp, công ty, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kế toán thuế, thống kê, bảo hiểm trong ngân hàng,…
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng
Tùy vào chuyên ngành học mà bạn có thể lựa chọn định hướng công việc khác nhau. Với các bạn theo học chuyên ngành Ngân hàng, sau khi ra trường có thể làm việc ở các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến Ngân hàng. Những vị trí công việc bạn có thể làm là hoạch định chính sách, quản lý và phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, quản lý nguồn vốn, giao dịch viên, kế toán, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư …
Với chuyên ngành Tài chính, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia tư vấn tài chính tại các cơ quan và tổ chức khác nhau.
Sinh viên chọn chuyên ngành Thị trường chứng khoán có thể phát triển sự nghiệp tại các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm,…hoặc các cơ quan Nhà nước như Sở giao dịch chứng khoán, Ngân hàng nhà nước các cấp, Ủy ban chứng khoán,…
Sau khi học xong chuyên ngành Đầu tư tài chính, sinh viên có thể làm việc tại các công ty tài chính, các ngân hàng với vị trí như: chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia tư vấn đầu tư,…
Đối với chuyên ngành Ngân hàng đầu tư, bạn có thể đảm nhận các công việc như: phân tích và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, quản trị đầu tư, quản lý rủi ro, tư vấn tài chính, tư vấn phát hành chứng khoán huy động vốn cho khách hàng, quản lý danh mục đầu tư, phát triển và sáng tạo các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng đầu tư.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng quốc tế có thể công tác tại tất cả các ngân hàng quốc tế, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, các định chế tài chính phi ngân hàng. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu và các công ty đa quốc gia liên quan đến đầu tư – tài chính – ngân hàng.
Các công việc dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị tín dụng là: thẩm định các dự án tài chính công-tư hay các dự án BOT, lập và thẩm định kế hoạch kinh doanh, dự toán dòng tiền của dự án tài chính và phương án kinh doanh, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính cá nhân, Quản trị rủi ro tại các loại hình Ngân hàng và các định chế tài chính khác,…
Nếu là người yêu thích làm việc với những con số, dám theo đuổi sự khác biệt, yêu thích tìm hiểu về sự vận hành của tiền tệ trong nền kinh tế thì ngành Tài chính – ngân hàng tại UEH đang chào đón bạn bước vào chuẩn bị cho tương lai của chính mình.
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là gì?
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là ngành học liên quan đến các dịch vụ, tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Tài chính – Ngân hàng thương mại là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Tài chính – Ngân hàng thương mại có rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính,…
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại có gì?
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại thuộc Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thương mại. Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại hướng đến việc đào tạo nguồn lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức; sức khỏe tốt; đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ GD&ĐT; nắm vững quy luật tự nhiên, xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội. Kiến thức chuyên sâu về tài chính và ngân hàng thương mại; có năng lực nghiên cứu và thực hành, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Ngoài các kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, thương mại sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên ngành về Tài chính, tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng,…
Học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại, sinh viên được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên uy tín kết hợp chú trọng thực hành qua việc kết nối với các đơn vị doanh nghiệp mang đến nhiều cơ hội cọ sát và thực tập. Điều này tạo tiền đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hằng năm, các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp kinh tế,… là đối tác của Khoa đều tuyển các thực tập viên tiềm năng nhằm tạo điều kiện cho các em vừa học vừa làm bán thời gian. Việc hợp tác với các đơn vị thực tế trong quá trình đào tạo đã đưa sinh viên đến gần hơn với nhà tuyển dụng và ngành nghề mà các em đang theo học. Nhiều sinh viên nhờ đó mà được tuyển dụng trở thành nhân viên ngân hàng không cần tốn nhiều thời gian thử thách. Các đơn vị đối tác có tiếng phải kể đến như Ngân hàng ACB, MB, BIDV, Sacombank; Công ty chứng khoán Rồng Việt, Tân Việt, Infless; Công ty IMAP (Trung tâm tiếng Anh Miss Hoa); Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.