Nước ngọt có ga là loại thức uống phổ biến, được mọi người yêu thích ở mọi lứa tuổi từ già tới trẻ. Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng được bày bán ở khắp nơi trên thế giới. Vậy bạn đã biết nước ngọt có ga được sản xuất thế nào? Tại sao lại gọi là nước ngọt có ga? Và uống nước ngọt có ga có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Hãy cùng Khí Hà Nội tìm hiểu về loại đồ uống thú vị này qua bài viết dưới đây.
Nguyên liệu sản xuất nước ngọt có ga
Thành phần các loại nước giải khát bao gồm chủ yếu là nước có ga, đường và hương liệu. Trong đó nước có ga chiếm tới 94%, tiếp theo là đường chiếm từ 7 đến 12%. Đường có thể được sử dụng ở dạng khô hoặc lỏng, đường tạo thêm vị ngọt và độ ngậy cho nước giải khát, nó tăng cường “cảm giác ngon miệng”. Đường cũng giúp cân bằng hương vị và axit.
Khí CO2 là thành phần đặc biệt được thêm vào khiến nó được gọi là nước có ga. CO2 tạo thêm độ lấp lánh và hiệu ứng sủi bọt cho đồ uống. Nó cũng hoạt động như một chất bảo quản nhẹ. CO2 là một loại khí đặc biệt thích hợp cho nước giải khát vì nó trơ, không độc hại, tương đối rẻ tiền và dễ hóa lỏng.
Hương vị tổng thể của nước giải khát phụ thuộc vào sự cân bằng phức tạp giữa vị ngọt, vị chua và độ chua (pH). Axit tạo thêm độ sắc nét cho hương vị nền và nâng cao trải nghiệm làm dịu cơn khát bằng cách kích thích tiết nước bọt. Axit phổ biến nhất trong nước giải khát là axit citric, có hương vị chanh. Axit cũng làm giảm độ pH, bảo quản nhẹ đồ uống. Một lượng rất nhỏ các chất phụ gia khác làm tăng hương vị, cảm giác ngon miệng, mùi thơm và hình thức của đồ uống. Có vô số loại hương liệu khác nhau được dùng, chúng có thể là tự nhiên, giống hệt tự nhiên hoặc nhân tạo.
Để cản trở sự phát triển của vi sinh vật và ngăn ngừa hư hỏng, chất bảo quản được thêm vào nước giải khát. Chất chống oxy hóa, chẳng hạn như BHA và axit ascorbic, duy trì màu sắc và hương vị. Bắt đầu từ những năm 1980, các nhà sản xuất nước giải khát đã lựa chọn các chất phụ gia tự nhiên để đáp ứng mối quan tâm về sức khỏe ngày càng tăng của công chúng.
Hiện nay trên thế giới có vô số loại nước ngọt có ga khác nhau. Chúng có những công thức pha chế bí mật, tuy nhiên hầu hết chúng đều tuân theo một quy trình sản xuất và đóng chai tương tự nhau.
Địa chỉ cung cấp khí CO2 cho nước ngọt có ga
Nếu bạn là đơn vị sản xuất nước ngọt có ga, có nhu cầu mua khí CO2 hãy liên hệ ngay với Khí Hà Nội. Với kinh nghiệm 30 năm trong ngành, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất thị trường, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho mọi khách hàng.
Khí Hà Nội chuyên cung cấp khí CO2 công nghiệp uy tín hàng đầu, chúng tôi chuyên sản xuất, chiết nạp, bán lẻ khí CO2 tinh khiết, khí CO2 công nghiệp chất lượng cao. Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng có thể liên hệ số điện thoại 0969.690.155 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí!
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri chloride (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5[1][2] ppt hoặc tới 1 ppt[3]), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. (Xem thêm Độ mặn hay độ muối).
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết (xem thêm Vòng tuần hoàn nước).
Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác. Xem thêm nguồn nước.
Thậm chí trên tàu thuyền hay trên các đảo giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt nước ngọt chứ không phải thiếu nước nói chung do nước biển là nước mặn và không thể sử dụng trực tiếp để uống.
Đối với các loài cá và các loài sinh vật khác sinh sống dưới nước thì nồng độ của natri chloride hòa tan trong nước là một yếu tố quan trọng cho sự sống của chúng. Phần lớn các loài không thể sống trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, mặc dù có một số loài có thể sống trong cả hai môi trường. Cá nước mặn sinh sống chủ yếu ở các vùng nước mặn có độ chứa muối cao và chúng cố gắng thải các loại muối ra khỏi cơ thể nhiều đến mức có thể đồng thời với việc giữ lại nước. Cá nước ngọt thì làm việc ngược lại: Chúng có quá nhiều nước và có rất ít muối.
Nước ngọt có thể đã có từ trước, khi có sự kết hợp giữa Hydro và Oxy từ thuở hồng hoan của Trái Đất. Nhưng trong giai đoạn Tiền Cambri, Trái Đất dường như chỉ có nước biển bao trùm hầu hết bề mặt Trái Đất. Nó gần giống như một hành tinh nước, cho đến khi các tầng lớp đất trồi lên rồi kiến tạo thành các dải đất và mảng lục địa. Mưa xuống và cô đọng lại trên bề mặt đã tạo nên các hồ và mạch nước ngọt.
Nước ngọt được định nghĩa như là nước chứa ít hơn 0,5 phần nghìn các loại muối hòa tan[4]. Các khối nước ngọt trong tự nhiên có phần lớn các hồ và ao, sông, một số khối nước ngầm cũng như nhiều khối nước ngọt chứa trong các vật thể do con người tạo ra, chẳng hạn các kênh đào, hào rãnh và hồ chứa nước nhân tạo. Nguồn chủ yếu tạo ra nước ngọt là giáng thủy từ khí quyển trong dạng mưa hay tuyết.
Lịch sử ra đời nước ngọt có ga
Nguồn gốc của nước giải khát đã xuất hiện từ thời cổ đại và kéo dài tới tận ngày nay. Từ hai nghìn năm trước, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã nhận ra những lợi ích về sức khỏe và chữa bệnh của nước khoáng. Họ đã xây dựng hàng trăm nhà tắm công cộng sử dụng nguồn nước khoáng từ các suối nước nóng để ngâm mình và thư giãn. Vào cuối những năm 1970, nhận ra những lợi ích trị liệu của nước khoáng, người châu Âu và châu Mỹ đã bắt đầu uống nước khoáng có ga.
Loại nước khoáng giả đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1809. Nó được gọi là “nước soda”, thành phần bao gồm nước và natri bicacbonat trộn với axit để thêm sủi bọt. Nước soda có hương vị đã được ca ngợi là thuốc bổ não để chữa các triệu chứng đau đầu, nôn nao. Nước soda có hương vị đã trở nên phổ biến không chỉ vì lợi ích chữa bệnh mà còn vì hương vị sảng khoái của nó. Năm 1830, nước soda lần đầu tiên được bán trong chai thủy tinh. Tuy nhiên việc đổ đầy và đóng nắp chất lỏng kèm khí trong các chai thủy tinh vẫn là một quá trình khó khăn. Tới năm 1850, máy rót và đóng nút chai thủ công được thiết kế thành công giúp thị trường được mở rộng. Thuật ngữ “soda pop” bắt nguồn từ tiếng nổ của khí thoát ra khi mở chai soda cũng ra đời sau đó.
Những hương vị soda mới liên tục xuất hiện trên thị trường. Vào đầu những năm 1880, các dược sĩ đã liên tục thử nghiệm thêm các chất kích thích mạnh vào nước soda, bao gồm lá coca và hạt cola. Chúng được truyền cảm hứng từ những người công nhân người da đỏ gốc Bolivia nhai lá coca để xua tan mệt mỏi và từ những công nhân Tây Phi nhai hạt cola như một chất kích thích. Năm 1886, dược sĩ John Pemberton đã thực hiện một thử nghiệm định mệnh, đó là kết hợp coca với cola. Từ đó loại thức uống nổi tiếng nhất thế giới đã ra đời – “Coca-Cola”. Khi đó thứ đồ uống này được quảng cáo là có tác dụng giải khát cũng như trị liệu. Vài năm sau, một dược sĩ khác là Caleb Bradham đã tạo ra “Pepsi-Cola”. Cái tên này là bắt nguồn từ pepsin, một loại axit hỗ trợ tiêu hóa, nhưng Pepsi không quảng cáo loại đồ uống của mình có lợi ích chữa bệnh. Tới đầu thế kỷ 20, hầu hết các công ty cola đều không còn quảng cáo đồ uống của họ có lợi ích sức khỏe mà chỉ tập trung vào các khía cạnh sảng khoái và giải khát.
Cho đến những năm 1890, tất cả các công đoạn sản xuất nước giải khát vẫn được làm thủ công, từ việc thổi chai thủy tinh đến chiết rót và đóng gói. Sau đó hai thập kỷ, máy móc tự động hóa ra đời đã làm tăng đáng kể năng suất của các nhà máy sản xuất nước giải khát. Và ngành công nghệ đóng chai đã có một bước phát triển vượt bậc với phát minh ra “nắp vương miện” vào năm 1892. Thiết kế này giúp chứa thành công khí CO2 trong chai thủy tinh và vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.
Cùng với sự ra đời của xe cơ giới, ngành công nghiệp nước giải khát ngày càng được mở rộng. Vào cuối những năm 1950, thiết kế lon nước giải khát bằng nhôm được giới thiệu, chúng được trang bị các mấu vòng kéo để mở nắp lon tiện lợi. Năm 1970, chai nhựa nhẹ và chống vỡ được đưa vào sử dụng, nhưng đến năm 1991 ngành công nghiệp nước giải khát mới sử dụng nhựa PET (polyethylene terephthalate) trên diện rộng. Các nhà sản xuất nước giải khát luôn biết cách đáp ứng các sở thích của người tiêu dùng. Năm 1962, cola dành cho người ăn kiêng được giới thiệu. Năm 1980, với các nhu cầu về sức khỏe tăng cao, các loại nước ngọt không chứa caffein và ít natri ra đời. Năm 1990 đã xuất hiện loại cola trong suốt không màu, không chứa caffein và không chứa chất bảo quản.
Ngày nay nước giải khát là loại đồ uống cực kỳ phổ biến. Chúng có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hầu như ở bất cứ đâu chúng ta cũng đều có thể bắt gặp các loại nước có ga này.