Bước 1: Tra cứu thông tin người nộp thuế qua link http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp theo các bước như hình bên dưới.
Ý nghĩa và mục đích của việc lấy lá số tử vi
Lập lá số tử vi không đơn thuần chỉ là chìa khóa mở cánh cửa dự đoán những gì tương lai có thể mang lại. Nó còn là một nguồn tri thức sâu rộng, giúp chúng ta khai sáng tâm hồn, nhận thức rõ ràng hơn về chính mình, từ đó phát hiện ra những năng lực ẩn giấu trong từng ngóc ngách của tâm trí và linh hồn.
Qua việc luận giải lá số tử vi, chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần và tâm lý để đối mặt với những thử thách, những bất ngờ mà cuộc đời đặt ra trước mắt. Hơn nữa, xem tử vi còn là người bạn đồng hành đắc lực, hỗ trợ chúng ta trong việc lựa chọn con đường đi đúng đắn. Thông qua việc cung cấp những cái nhìn sâu sắc và toàn diện về các yếu tố chi phối cuộc sống, giúp ta hiểu biết về cách thức mà số mệnh cá nhân vận hành.
Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Các sản phẩm pháp lam chủ yếu phục vụ cung đình và các gia đình quyền quí. Pháp lam có từ châu Âu và phát triển rực rỡ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Sau này du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản.
Ở Việt nam, kỹ nghệ này du nhập vào đầu thế kỷ XIX, thời vua Minh Mạng (năm 1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. Pháp lam Huế thật sự độc đáo với những mảng phù điêu, tranh lớn trang trí cho công trình, màu sắc tươi tắn, cường độ mạnh với các tông màu bổ trợ, tương phản do những nghệ nhân Việt Nam thực hiện đầy sáng tạo và biểu cảm.
Đến thời kỳ vua Tự Đức, trang trí pháp lam Huế dần bị thất truyền. Từ lúc khai sinh đến khi thất truyền, chỉ hơn 60 năm. Nhưng di sản pháp lam còn lại trên mảnh đất cố đô Huế khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức.
Hiện ở Huế có nhiều nhóm nghiên cứu phục chế Pháp lam, tuy cách thức, công nghệ và đạt những mức độ thành công khác nhau song bước đầu đã đáp ứng công tác trùng tu di tích, hơn thế nữa đã ứng dụng vào một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trang trí và quà tặng cao cấp.
Sử dụng tiền quỹ bình ổn giá sai quy định Ngày 04/01/2024, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo số 15/TB-TTCP về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (KDXD) và những vi phạm pháp luật liên quan đến việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu do Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quản lý.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức cùng 2 thương nhân đầu mối KDXD khác đã trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG đối với khối lượng xăng dầu “vượt” so với khối lượng trên sổ sách, dẫn đến trích lập Quỹ BOG sai với số tiền khoảng 4.793 triệu đồng và chi sử dụng Quỹ BOG sai với số tiền khoảng 22.566 triệu đồng. Vì vậy, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (bị phạt 3 lần); Công ty Xuyên Việt Oil (bị phạt 3 lần) và Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (bị phạt 4 lần). Theo tìm hiểu của PV, trong thông báo Quỹ BOG xăng dầu quý III/2023 được Bộ Tài chính công khai lúc 16h51’ ngày 23/11/2023, tổng số dư Quỹ BOG tính đến ngày 30/9/2023 của 35 thương nhân đầu mối đạt 7.058,55 tỷ đồng. Trong đó, số dư Quỹ BOG của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức là 466,56 tỷ đồng. Việc trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG của Thiên Minh Đức cụ thể như sau: Số dư Quỹ BOG hết quý II/2023 là 468,34 tỷ đồng; Tổng số trích Quỹ BOG trong quý III/2023 (từ 1/7 đến hết 30/9/2023) là 0 đồng; Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong quý III là 2 tỷ đồng; Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương trong quý III là 0,21 tỷ đồng. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng xác định, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức còn thường xuyên kê khai thuế bảo vệ môi trường lần đầu và hàng tháng sai, thiếu thuế bảo vệ môi trường; không kê khai thuế và kê khai không trung thực số tiền thuế môi trường phải nộp, dẫn đến, từ năm 2018 - 2021, tổng số tiền thuế bảo vệ môi trường (BVMT) kê khai lần đầu và tổng số tiền thuế BVMT kê khai lại tăng thêm là 3.287.650,7 triệu đồng.
Khắc phục Quỹ bình ổn giá, nhưng nợ thuế “đầm đìa” Đáng nói, dù đang còn nợ Ngân sách Nhà nước (NSNN) tiền thuế BVMT nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu) đã cho một số cá nhân vay, nợ để sử dụng vào mục đích cá nhân hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, từ năm 2017 - 2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức đã cho 2 cá nhân là ông Chu Đăng Khoa - Phó Tổng Giám đốc và bà Chu Thị Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty mượn số tiền lên đến 7.485,280 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra, cả bà Chu Thị Thành và ông Chu Đăng Khoa đang còn nợ Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức với tổng số tiền trên 1.396 tỷ đồng.
Trước những sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Nhằm cứu vãn tình hình, ngày 7/2/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức đã khắc phục, nộp hơn 466,88 tỷ đồng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá. Đặc biệt, theo thông báo 49/TB-CT ngày 28/02/2024 của Cục Thuế tỉnh Nghệ An, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức hiện đang còn nợ thuế với số tiền hơn 954,038 tỷ đồng (chiếm hơn 35% trên tổng số nợ hơn 2.592,263 tỷ đồng mà Cục Thuế Nghệ An công bố).
Trước đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức liên tiếp nhiều kỳ nợ thuế, bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn, sau đó người đại diện theo pháp luật là bà Chu Thị Thành - Chủ tịch HĐQT công ty bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 20/12/2023. Dư luận đang đặc biệt quan tâm, đặt ra câu hỏi, với những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra, liệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức có bị xử lý hình sự, tước giấy phép đầu mối xăng dầu như Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Thái Bình) hay không?
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (Số 2A, đường Lê Mao, phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) do bà Chu Thị Thành làm Chủ tịch HĐQT. Tại thời điểm ngày 20/9/2022, doanh nghiệp này điều chỉnh vốn điều lệ từ 1.455 tỷ đồng tăng lên 2.022 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông góp vốn là 3 thể nhân, gồm: Ông Vương Đình Quán góp 1,5 tỷ đồng (0,08% CP); bà Chu Thị Thành góp 1.560 tỷ đồng (77,15% CP) và ông Chu Đăng Khoa góp 460,5 tỷ đồng (22,77% CP).