Làng hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình sống chính thức bằng nghề tiện. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình làm nghề nông là chính lúc rảnh rỗi phụ thêm làm đồ tiện - Những đồ loại dễ như cối, chày, mâm, đài câu cá, cán các loại dao, liềm, đục, cán con dấu đồng v. v...
Nhà đốc phủ Hải xây dựng năm 1860 là một trong số ít những kiến trúc cổ của Gò Công xưa được gìn giữ và trùng tu đến hôm nay
Huy hoàng là vậy, nhưng trải qua nhiều thăng trầm, chiến tranh đã khiến dấu tích cũ ở Làng thành phố dần mai một. Những ngôi nhà xưa nằm trong lòng TP. Gò Công được bảo tồn, gìn giữ tốt hiện không còn nhiều. Một phần là do tác động theo năm tháng của tự nhiên, một phần là do chủ nhân của những ngôi nhà không đủ khả năng để bảo tồn, tôn tạo lại. Khi hỏi về Chủ sự Thiều, Chủ Phước, Pétrus Ký, Tổng Thứ, đại lộ Phạm Đăng Hưng... nhưng ai cũng lắc đầu. Những dãy nhà phố, hiệu buôn cổ ngày nay hầu như không còn. Dấu tích nhà xưa của một Làng thành Phố cũng dần được thay mới bằng những cơn sốt đất và kiến trúc nhà cao tầng.
Gò Công ngày nay cũng là vùng đất nổi tiếng với nhiều sản vật độc đáo, trong đó có đặc sản mắm tôm chà. Dù chỉ là món ăn dân dã, nhưng gần 200 năm trước, mắm tôm chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào cung đình Huế và nổi tiếng từ đó đến nay. Hiện tại ở Gò Công có chừng chục cơ sở sản xuất mắm tôm chà thương phẩm. Nhưng mỗi cơ sở đều chế biến theo phương thức bí truyền của gia đình.
Ông Cao Văn Hồ, người dân sống tại TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Gò Công có 2 món ăn ngon nhất là mắm tôm chà và bánh hỏi. Dù ai xuôi ngược sông Tra, ghé ăn bánh hỏi mắm tôm chà Gò Công. Bánh hỏi cuốn thịt chấm mắm tôm chà là tuyệt vời luôn. Thái hậu Từ Dụ ngày xưa tiến cung Huế, mang cho vua an khen ngon và đây là món thứ 3 của cung đình Huế mà bậc hoàng gian dùng để ăn”.
Kế đến là là bánh nghệ ( bánh hỏi sợi lớn), vị ngọt, hương thơm, được làm hoàn toàn bằng tay. Bánh nghệ được làm từ bột gạo và bột nếp với tỷ lệ 2-1. Hiện nay các lò chỉ làm theo đơn đặt hàng, với giá 900 đồng/cái, mỗi ngày thu nhập 200 ngàn đồng. Ngon nên hiếm, ở vùng Gò Công hiện nay rất ít ai làm món bánh này bởi độ kỳ công, nhưng đã theo chân lưu dân nam tiến về Gò Công từ thuở xa xưa. Chính vì thế mà khi đến vùng đất này, ai cũng phải một lần ăn bánh nghệ.
Ông Lê Văn Kỷ, ngụ xã Tân Tây cho biết: “Bánh này se đâu có dễ, phải se bằng tay và kiên trì lắm mới làm được. Tài nghệ của người làm bánh nhanh thì 1 tiếng đồng hồ làm được 80 cái bánh. Trời nắng hay mưa gì cũng làm, se xong rồi mình để bánh tự nhiên rồi để vào hấp. Có khi trời mưa, bánh ỉ ỉ là phải hong bằng quạt máy”.
Nhắc đến Gò Công, người ta cũng không quên một ao Trường đua nhộn nhịp ngày nào. Năm 1917, người Pháp tổ chức cuộc đua xe đạp đầu tiên ở xứ này. Hiện nay, Xung quanh ao cải tạo thành khu công viên khang trang để người dân có nơi nghỉ ngơi hóng mát, tập thể dục sớm chiều.
Gò Công ngày nay đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đưa thị xã Gò Công trở lại vị thế thành phố khiến người dân vui mừng. Tuy nhiên, vùng đất gò này vẫn ước ao, một ngày nào đó, có thể khôi phục những nét cổ kính, vàng son một thuở của Gò Công xinh đẹp để phát triển du lịch như phố cổ Hội An!.
Gò Công Đông là một huyện ven biển nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Huyện Gò Công Đông nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý:[4]
Huyện Gò Công Đông có diện tích 301,11 km², dân số năm 2023 là 140.540 người, mật độ dân số đạt 465 người/km².[2]
Huyện nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ ở phía bắc và sông Tiền ở phía nam, đoạn được gọi là sông Cửa Tiểu và một đoạn sông Soài Rạp ở đông bắc chảy vào Biển Đông. Các con sông này đổ vào Biển Đông qua các cửa Soài Rạp ở phía bắc và cửa Tiểu ở phía nam. Dọc theo bờ biển là dải rừng phòng hộ ven biển.[4] Huyện có 32 km bờ biển.[5]
Huyện Gò Công Đông có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Tân Hòa (huyện lỵ), Vàm Láng và 11 xã: Bình Ân, Bình Nghị, Gia Thuận, Kiểng Phước, Phước Trung, Tân Điền, Tân Đông, Tân Phước, Tân Tây, Tân Thành, Tăng Hòa.
Bảng các thị trấn và xã thuộc huyện Gò Công Đông năm 2023
Vùng đất này trước đây thuộc tỉnh Gò Công, tuy nhiên cũng có thời kỳ thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho.
Trong giai đoạn 1957-1968, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công lại được chính quyền Cách mạng tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để tái lập tỉnh Gò Công. Vùng đất Gò Công Đông ngày nay khi đó tương ứng với huyện Đông thuộc tỉnh Gò Công trong giai đoạn 1968-1976.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Đông thuộc tỉnh Gò Công cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh Tiền Giang. Lúc này, huyện Đông sáp nhập với huyện Tây thành huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.
Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP[6]. Theo đó, chuyển thị xã Gò Công thành thị trấn Gò Công, thị trấn huyện lỵ huyện Gò Công.
Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP[1]. Theo đó, chia huyện Gò Công thành hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây.
Huyện Gò Công Đông gồm thị trấn Gò Công và 16 xã: Bình Ân, Bình Đông, Bình Nghị, Bình Xuân, Gia Thuận, Kiểng Phước, Phú Đông, Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Điền, Tân Đông, Tân Phước, Tân Tây, Tân Thành, Tân Trung, Vàm Láng.
Ngày 13 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 23-HĐBT[7]. Theo đó, giải thể xã Tăng Hòa để thành lập thị trấn Tân Hòa (thị trấn huyện lỵ huyện Gò Công Đông).
Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT[8]. Theo đó, tách thị trấn Gò Công và một phần diện tích, dân số của hai xã Tân Đông, Bình Nghị để tái lập thị xã Gò Công.
Huyện Gò Công Đông còn lại 35.942 ha diện tích tự nhiên và 149.845 người với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã.
Ngày 9 tháng 3 năm 1992, chia xã Phú Đông thành 2 xã: Phú Đông và Phú Tân.[9]
Ngày 14 tháng 1 năm 2002, tái lập xã Tăng Hòa trên cơ sở 1.745,67 ha diện tích tự nhiên và 9.568 người của thị trấn Tân Hòa.[10]
Cuối năm 2007, huyện Gò Công Đông có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Hòa và 17 xã: Bình Ân, Bình Đông, Bình Nghị, Bình Xuân, Gia Thuận, Kiểng Phước, Phú Đông, Phú Tân, Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Điền, Tân Đông, Tân Phước, Tân Tây, Tân Thành, Tân Trung, Vàm Láng.
Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2008/NĐ-CP[11]. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gò Công Đông còn lại 26.768,16 ha diện tích tự nhiên và 143.418 người với có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 12 xã.
Ngày 30 tháng 9 năm 2010, giải thể xã Vàm Láng để thành lập thị trấn Vàm Láng.[12]
Huyện Gò Công Đông có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
Tổng giá trị sản xuất kinh tế của huyện là 9.500 tỷ VND (cuối 2019), tốc độ tăng trưởng 10,8% trong giai đoạn 2016 - 2019, thu nhập bình quân 55,7 triệu VND/người/năm.[13] Các hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp và ngư nghiệp, bao gồm trồng lúa, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do đất đai gần biển nên nhiễm mặn, nước lợ. Địa phương có chính sách và các biện pháp làm ngọt hóa. Toàn huyện có 2.150 ha nuôi nghêu, sò, 618 ha nuôi tôm,[4] trên 600 ha nuôi cá,...với sản lượng 20.000 đến 30.000 tấn nghêu/năm; tổng trữ lượng nuôi thủy sản các loại vượt hơn 55.000 tấn mỗi năm. Huyện có một đội tàu 785 chiếc đánh bắt hải sản, với sản lượng 28.000 đến 30.000 tấn hải sản mỗi năm.[5] Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xoay quanh hoạt động chế biến thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt.[4] Hoạt động chế biến với 150 cơ sở tư nhân chuyên chế biến thủy hải sản: sơ chế, làm khô, mắm, xay bột cá, lột ghẹ, xẽ khô,...cung cấp nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.[5]
Huyện có 1 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Gia Thuận rộng 2.000 ha (20 km²). Ngoài ra huyện có một khu khác là Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây sơri và nhà máy chế biến trái sơri. Huyện có Khu du lịch đang đầu tư là Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành[4] ở đông nam của huyện.
Huyện Gò Công Đông có nhiều khu du lịch, khu ẩm thực ven biển nhờ mở rộng tuyến đường ven biển Kiểng Phước đến Tân Thành.
Trên địa bàn huyện có các tuyến tỉnh lộ 871 từ thành phố Gò Công đi thị trấn Vàm Láng và tỉnh lộ 862 từ thành phố Gò Công đi bãi biển Tân Thành, huyện lỵ nằm ở phía nam huyện ngay trên tỉnh lộ 862. Tuyến đường liên xã và liên ấp được đánh giá đã hoàn thành 76%.[13]
Các tuyến đường mới: huyện lộ 1, huyện lộ 2, đường 30 tháng 4,...
Đường đê biển Gò Công đoạn qua xã Kiểng Phước
Khu du lịch sinh thái Vườn Xanh xã Kiểng Phước
Khu du lịch sinh thái Vườn Xanh
Đồng diều Gocobay, xã Kiểng Phước
Gocobay Tiền Giang, xã Kiểng Phước
Nhà hàng Đồng Diều 2, xã Kiểng Phước
Nhà hàng Đồng Diều, xã Kiểng Phước
Huyện Gò Công Đông Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine trên website tỉnh Tiền Giang
Gò Công Tây là một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Huyện Gò Công Tây nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý:
Huyện Gò Công Tây có diện tích 184,48 km², dân số năm 2020 là 127.753 người, mật độ dân số đạt 692 người/km².[2]
Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Bình nằm cạnh Quốc lộ 50, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km về phía đông và cách thành phố Gò Công khoảng 12 km về phía tây.
Địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa mạo, huyện Gò Công Tây nằm trong khu vực hạ lưu tam giác châu thổ nhiễm mặn lợ, địa hình bằng phẳng nghiêng từ Tây sang Đông, xen lẫn với nhiều giồng cát lớn hình cánh cung. Cao trình phổ biến từ 0,6 - 1,0 m, bao gồm các vùng sau:
Địa chất công trình, trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1–8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn (góc ma sát trong 2–3°, lực dính 0,1–0,2 kg/cm², hệ số nén lún 0,2–0,3 cm²/kg). Các tầng đất từ 3–30m do là giồng cát (tỉ lệ cát 19- 64%) nên có đặc điểm địa chất công trình khá (góc ma sát trong 8–16°, lực dính 0,3–0,9 kg/cm², hệ số nén lún 0,02–0,03 cm²/kg).[2]
Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Gò Công Tây mang các đặc điểm chung: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản (mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV). Các chỉ số chung như sau:
mang không khí khô có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tốc độ gió trung bình 3,8m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền.[2]
Hai sông chính trên địa bàn là sông Cửa Tiểu và sông Tra chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều của biển Đông. Hàng năm mực nước trung bình cao nhất vào tháng 10–11 và thấp nhất vào tháng 6–7 (biên độ triều tại trạm Hòa Bình–Vĩnh Hựu vào mùa khô là 3,17 m).
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực là sông Cửa Tiểu qua các cửa lấy nước chính: Xuân Hòa, Vàm Giồng và phía Nam được bổ sung thêm nước ở sông Tra qua cống số 2, 3, 4, cống Gò Công.
Địa bàn huyện Gò Công Tây là vùng ảnh hưởng lợ trong vòng 5- 6 tháng/năm với cao điểm nhiễm mặn vào tháng 3 và tháng 4. Đặc biệt trên sông cửa Tiểu vào đầu và cuối mùa khô, biến thiên về độ mặn rất lớn theo con triều. Chế độ mặn của hệ thống sông Tra khắc nghiệt hơn tại sông cửa Tiểu. Hệ thống thủy lợi ngọt hóa Gò Công về cơ bản đã bao đê ngăn mặn và tạo nguồn tiếp ngọt cho hầu hết đất nông nghiệp tại địa bàn.[2]
Địa bàn huyện có 3 nhóm đất sau:
Trên địa bàn huyện Gò Công Tây không có tài nguyên khoáng sản quan trọng; nguồn nước ngầm ngọt chủ yếu chỉ phân bố tại khu vực phía Tây.[2]
Do điều kiện ngọt hóa và canh tác lâu đời, thảm thực vật tự nhiên đã được thay thế bằng hệ thống thực vật nông nghiệp, một số thực vật đặc trưng cho rừng ngập vùng lợ (bần, sú,...) chỉ tồn tại ven sông. Tài nguyên thủy sinh trên sông Tra và sông Cửa Tiểu tương đối phong phú; tuy nhiên thủy sinh vật trong các kênh rạch nội đồng có khuynh hướng thay đổi thành phần loài theo hướng thích nghi môi trường nước dưới tác động của việc đóng cống ngăn mặn.[2]
Vùng đất này trước đây thuộc tỉnh Gò Công, tuy nhiên cũng có thời kỳ thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho.
Trong giai đoạn 1957-1968, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công lại được chính quyền Cách mạng tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để tái lập tỉnh Gò Công. Vùng đất Gò Công Tây ngày nay khi đó tương ứng với huyện Tây thuộc tỉnh Gò Công trong giai đoạn 1968-1976.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Tây thuộc tỉnh Gò Công cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh Tiền Giang. Lúc này, huyện Tây sáp nhập với huyện Đông thành huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.
Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP[4]. Theo đó, chuyển thị xã Gò Công thành thị trấn Gò Công, thị trấn huyện lỵ huyện Gò Công.
Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP[1]. Theo đó, chia huyện Gò Công thành hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây.
Huyện Gò Công Tây gồm thị trấn Vĩnh Bình và 15 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.
Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT[5]. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Thành Công, Yên Luông để tái lập thị xã Gò Công.
Ngày 14 tháng 1 năm 2002, thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 1.134,32 ha diện tích tự nhiên và 2.836 người của xã Tân Phú; 550,2 ha diện tích tự nhiên và 1.769 người của xã Tân Thới; 552,51 ha diện tích tự nhiên và 358 người của xã Phú Thạnh..[6]
Cuối năm 2007, huyện Gò Công Tây có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Vĩnh Bình và 16 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thạnh, Tân Thới, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.
Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2008/NĐ-CP[7]. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gò Công Tây còn lại 18,447.61 ha diện tích tự nhiên và 131,252 người với 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 12 xã.
Huyện Gò Công Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Bình (huyện lỵ) và 12 xã: Bình Nhì, Bình Phú, Bình Tân, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Long Bình, Long Vĩnh, Thành Công, Thạnh Nhựt, Thạnh Trị, Vĩnh Hựu, Yên Luông.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,7%/năm. Trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 1,9%/năm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 8,3%/năm; khu vực thương mại - dịch vụ - du lịch tăng bình quân 5,8%/năm.
Giá trị sản xuất/người năm 2020 đạt 64,4 triệu đồng (GTSX/người của tỉnh là 150,8 triệu đồng).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh) giai đoạn 2016-2019 là 3.483 tỷ đồng; riêng năm 2020 là 2.364 tỷ đồng, cả giai đoạn 2016-2020 là 5.847 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất (theo giá hiện hành): Khu vực 1 chiếm 62,22%; khu vực 2 chiếm 16,54%; khu vực 3 đạt 21,24%.
Tốc độ tăng dân số bình quân đến năm 2020 còn 0,70%.
Có 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về Y tế xã. Đến năm 2020 tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%; có 3,5 Bác sĩ/1 vạn dân và 7 giường bệnh/1 vạn dân.
Hàng năm tạo việc làm mới cho 615 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo 35%.
Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện là 100%.
Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Chất thải rắn được xử lý đúng quy định đạt 90%; tỷ lệ rác thải y tế được thu gom và xử lý 98% và tỷ lệ nước thải y tế được thu gom và xử lý 76%.
Huy động đạt 10% cháu từ 24-36 tháng tuổi vào nhà trẻ; Bậc mẫu giáo đạt 85%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%; Tiểu học 100%; Trung học cơ sở 98%; Trung học phổ thông trên 60%.[2]
Đất đai của huyện nằm giữa hệ thống sông rạch lớn, phía nam là sông Cửa Tiểu và sông Trà ở phía Bắc. Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch từ Sài Gòn và các địa phương ven Biển Đông đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và sang Campuchia. Địa hình tương đối bằng phẳng, do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều mạnh, nên phần lớn đất đai nơi đây bị nhiễm phèn, mặn nặng.
Ngành công nghiệp xây dựng phát triển chậm, thương mại dịch vụ mang tính chất nhỏ lẻ. Các nhành Nông, Lâm, Ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Cây trồng chính là lúa nước. Sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 170.000 tấn. Ngoài 2 - 3 vụ lúa chuyên canh trong năm, nông dân huyện còn trồng nhiều loại cây màu như: dưa hấu, bắp, rau đậu các loại...
Kinh tế vườn cũng khá phát triển với nhiều loại cây trái như xoài, bưởi, mãng cầu xiêm... Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhanh về số lượng và chất lựơng. Khai thác thủy hải sản đã và đang là một mũi nhọn kinh tế của huyện.
Mặc dù là một địa phương thuộc một tỉnh nổi tiếng vế cây trái, nhưng Gò Công Tây lại là địa phương có diện tích trồng hoa màu, rau củ rất nhiều, nhiều hơn cả diện tích trồng hoa quả. Hoa màu, rau củ ở đây chủ yếu được cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở giáo dục do Phòng Giáo dục quản lý:
Cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý:
Theo số liệu dân số trung bình từ năm 2010–2020 (niên giám thống kê năm 2020 của huyện Gò Công Tây), biến động dân số trên địa bàn huyện không lớn, trung bình khoảng 450 người–500 người/năm. Cụ thể như sau:
Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội là huyện nông thôn nên dân cư thành thị chiếm tỷ lệ thấp, dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn chiếm đến 91,12%, dân cư thành thị chiếm 8,88% dân số cả huyện. Tốc độ đô thị hóa chậm, phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa cao.
Mật độ dân số tập trung cao ở vùng đô thị (thị trấnVĩnh Bình): 1.493 người/km², ở các xã còn lại có mật độ dân cư trung bình (400–1000 người/km²) phân bố tương đối đồng đều, chênh lệch không lớn (591 - 793 người/km²).[2]
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,