Đồng thời, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là các dự án kết nối giao thông. Đây là chỉ đạo của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Đoàn công tác Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, diễn ra vào chiều 1/3.
Tiêu chuẩn ứng viên Bộ trưởng Bộ Công an của Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Bộ trưởng Bộ Công an phải là người:
''Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.''
"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu."
"Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo".
1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên, tin học phù hợp.
1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn." [12]
Ngày nay, họ Tô ở xã Nghĩa Trụ tập trung đông nhất ở thôn Tam Kỳ với khoảng 10 chi: Chi họ Tô cụ Đốc Nam, chi họ Tô cụ Đốc Đông, chi họ Tô Xuân, chi họ Tô Trân, chi họ Tô cụ Đám Ký...
Ngoài ra, xã Nghĩa Trụ còn các chi họ Tô ở thôn Phúc Thọ, thôn Đồng Tỉnh, thôn Đại Tài.
Nhà tưởng niệm Liệt sỹ Tô Hiệu, xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Dù ở giai đoạn nào, dòng họ Tô ở xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) cũng có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tiêu biểu là phó bảng Tô Huân, Đốc học Hải Dương, đỗ phó bảng năm Mậu Thìn (1868); cử nhân đốc học Nam Định Tô Ngọc Nữu.
Ngoài ra, còn có nhiều người đỗ cử nhân hoặc tương đương như: Tô Thuần, Tô Hiến, Tô Đăng...Trong đó, không thể không nhắc đến Tiến sĩ Tô Trân, Tuần phủ Định Tường, đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1826). Sau đó, ông giữ chức Hàn lâm viện biên tu.
Sau được thăng làm Tuần phủ Định Tường, thường xuyên đối phó với sự xâm phạm, quấy nhiễu của nước Chân Lạp.
Năm 1848, ông giữ chức Tả tham tri bộ Lễ, làm việc ở sử quán và kiêm nhiệm vụ Nhật giảng quan ở Kinh Diên.
Sự nghiệp lớn lao mà ông để lại cho hậu thế là các công trình sử học như: Minh Mạng chính yếu, Đại Nam thực lục.
Đến thế kỷ XX, XXI, đội ngũ trí thức yêu nước, nhân tài của dòng họ Tô ở Văn Giang ngày càng đông đảo và có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực.
Trong đó, giai đoạn đấu tranh kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong hàng ngũ cán bộ cách mạng có không ít trường hợp cả vợ - chồng, anh - chị - em ruột cùng giác ngộ lý tưởng cộng sản và tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc. Hai anh em ruột Tô Chấn, Tô Hiệu ở Tổng Xuân Cầu là trường hợp như thế.
Tô Chấn sinh năm 1904. Từ năm 1925, đồng chí tham gia các hoạt động trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Năm 1927, đồng chí tham gia tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu và trở thành đảng viên cốt cán, được cử làm Đảng trưởng kỳ bộ Nam Kỳ.
Năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp kết án tử hình.
Tô Chấn được đề cử thay Nguyễn Thái Học và tiến hành mưu sát tên toàn quyền Đông Dương Pasquier và tên toàn quyền Nam Dương Degreff.
Việc chưa thành, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, sau đó giảm xuống tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Giai đoạn 1930 – 1936, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù...
Năm 1936, đồng chí được Chi bộ nhà tù bố trí vượt tù cùng với một số đồng đội khác. Trong quá trình vượt xiềng xích ngục tù, các đồng chí hy sinh trên biển.
32 năm cuộc đời, đồng chí Tô Hiệu (1912 – 1944) có hơn một nửa thời gian tham gia hoạt động cách mạng và lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ.
Năm 1940, khi bị thực dân Pháp đày lên nhà tù Sơn La, đồng chí vẫn tích cực tham gia đấu tranh các chế độ hà khắc của thực dân với người tù, thành lập Chi bộ nhà tù Sơn La; đồng chí biến nhà tù thành trường học, đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cách mạng.
Năm 1944, trước khi hy sinh, đồng chí vẫn trăn trở căn dặn đồng đội “Ánh sáng ngày mai đã ló ở chân trời, hãy chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất!”.
Thời kỳ này còn có nhà văn hóa lớn Tô Ngọc Vân ở Xuân Cầu, danh họa nổi tiếng của nền hội họa hiện đại Việt Nam.
Ông hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Ngoài các bậc cách mạng tiền bối, danh nhân văn hóa tiêu biểu kể trên, dòng họ Tô ở Văn Giang còn có những người con ưu tú như: Đồng chí Tô Quang Đẩu, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; đồng chí Tô Gĩ (Lê Giản) nguyên Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên của chính quyền cách mạng; đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội là cháu ngoại cụ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu...
Ngày nay, những người con họ Tô ở mảnh đất Văn Giang dù ở đâu, làm gì cũng luôn khắc ghi về truyền thống dòng họ, quê hương để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước.
Trong đó, các thành viên họ Tô ở Văn Giang đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực khác nhau như: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Nghệ sỹ ưu tú Tô Lan Phương; Tiến sỹ Tô Thị Tường Vân...
Để giáo dục thế hệ sau truyền thống hào hùng của quê hương, tri ân, tưởng nhớ những đóng góp của các nhà hoạt động cách mạng, danh nhân văn hóa họ Tô, ngày nay, huyện Văn Giang có một số công trình mang tên các nhà cách mạng họ Tô như: Đường Tô Hiệu, trường Tiểu học Tô Hiệu ở xã Nghĩa Trụ, trường mầm non Tô Quyền, xã Nghĩa Trụ, Quỹ học bổng Tô Hiệu, Quỹ học bổng Tô Quyền...
Đồng chí Đỗ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tô Quyền chia sẻ: Tập thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh nhà trường đều rất tự hào khi được làm việc, gửi con theo học tại ngôi trường mang tên anh hùng LLVT nhân dân Tô Quyền.
Đồng chí Vũ Văn Tiệp, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) cho biết: Năm 2021, xã đã hoàn thành nâng cấp, xây dựng thêm dãy phòng học trường Tiểu học Tô Hiệu.
Quỹ học bổng Tô Hiệu được thành lập từ năm 1996 đến nay là niềm động viên, khích lệ kịp thời các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Quỹ học bổng Tô Quyền do thành viên dòng họ Tô quản lý góp phần tạo động lực cho các em học sinh thi đỗ đại học của xã nỗ lực trên con đường chinh phục tri thức.
Ngoài ra, các thành viên dòng họ Tô dù sinh sống, làm việc ở nơi đâu luôn nhớ về dòng họ, quê hương, có nhiều đóng góp vào các phong trào, hoạt động của địa phương...
Thắp nén nhang thơm tại Nhà tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu, chúng tôi không khỏi tự hào, kiêu hãnh về các bậc tiền bối đi trước. Tin tưởng rằng, các thành viên họ Tô nói riêng và Nhân dân xã Nghĩa Trụ nói chung sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện, lao động và trưởng thành, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước...