Cập nhật lần cuối vào 13/01/2024
Hướng Dẫn Đăng Ký & Các Văn Bản Liên Quan
Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Quan hệ Công chúng (Public Relations)
Ngành đào tạo: Quan hệ Công chúng
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quan hệ Công chúng
1. Mục tiêu chung chương trình định hướng nghiên cứu và ứng dụng
Chương trình đạo tạo thạc sĩ QHCC theo định hướng nghiên cứu giúp người học nắm vững kiến thức lý luận, chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Chương trình đạo tạo thạc sĩ QHCC theo định hướng ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức thực tiễn và các kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực QHCC và Truyền thông; có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo và vận dụng hiệu quả kiến thức trong lĩnh vực quan hệ công chúng để đảm nhận các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các, các công ty truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia học cao hơn.
2. Phương thức và đối tượng tuyển sinh
1. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
2. Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3. Các yêu cầu đặc biệt khác do đặc thù của chuyên ngành đào tạo được nêu cụ thể trong chương trình đào tạo của ngành và thông báo tuyển sinh.
2.2. Đối tượng được miễn yêu cầu về Ngoại ngữ
1. Có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (tham khảo bảng bên dưới).
2. Thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu ra bậc đại học (tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo) do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.
3. Thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào bậc thạc sĩ tương đương Bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Trường Đại học Văn Lang tổ chức.
4. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định.
5. Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
6. Thí sinh dự tuyển là công dân người nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng Tiếng Việt phải đạt trình độ Tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt.
2.3. Hình thức tuyển sinh và điều kiện trúng tuyển
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. Hình thức xét tuyển áp dụng cho cả chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.
- Danh mục ngành phù hợp sẽ được công bố trong thông báo tuyển sinh. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành dự tuyển có thể cần học bổ sung kiến thức. Các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh. Người dự tuyển đủ điều kiện xét tuyển khi thỏa các điều kiện đối với đối tượng dự tuyển trong phần 4.1.
- Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, HĐTS sẽ quyết định danh sách người dự tuyển trúng tuyển cho từng ngành, cho từng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hay nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng của thí sinh và điểm trung bình tích lũy.
- Trường hợp không đồng ý với kết quả xét tuyển, người dự tuyển có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại kết quả chậm nhất là 01 tuần sau khi nhận được kết quả. Ban Thư ký HĐTS tiếp nhận đơn, rà soát quy trình vào báo cáo với chủ tịch HĐTS. Tùy từng trường hợp mà Chủ tịch HĐTS quyết định có tổ chức họp xem xét đơn phúc khảo hay không. Ban Thư ký HĐTS thông báo kết luận của HĐTS đến thí sinh chậm nhất là 02 tuần kể từ khi nhận được đơn.
1. Người dự tuyển chương trình thạc sĩ (có thể) phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi xét tuyển theo quy định của từng ngành. Người dự tuyển phải đóng lệ phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định của Trường. Nội dung chương trình bổ sung kiến thức cho từng đối tượng được quy định trong chương trình đào tạo của từng ngành.
2. Quy định học bổ sung kiến thức ngành Quan hệ Công chúng
Quan hệ công chúng (7320108); Truyền thông đa phương tiện (7320104).
Không cần học Bổ sung kiến thức.
Báo chí (7320101); Công nghệ truyền thông (7320106); Truyền thông đại chúng (7320105); Truyền thông quốc tế (7320107). Thông tin - Thư viện (7320201); Quản lý thông tin (7320205); Lưu trữ học (7320303); Bảo tàng học (7320305); Xuất bản (7320401); Kinh doanh xuất bản phẩm (7320402).
- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;
- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng.
Những ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn.
- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;
- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng;
Những ngành không thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn.
- Lập kế hoạch Quan hệ công chúng;
- Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng;
Hội đồng tuyển sinh xác định học phần bổ sung kiến thức dựa trên bảng điểm của thí sinh. Thí sinh sẽ được miễn học các học phần bổ sung kiến thức nêu trên, nếu đã học ở chương trình đào tạo đại học.
4. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
Đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.
Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt.
Thời gian đào tạo: 18 - 24 tháng.
Chương trình được giảng dạy tập trung vào lý thuyết, thực hành, làm bài luận và luận văn tốt nghiệp.
Chương trình được thiết kế với ít nhất 30% thời lượng học elearning.
Theo Quyết định 1369 ngày 31/8/2023 của Trường Đại học Văn Lang và thông tư 23/2021/TT-BGDDT của Bộ GD&ĐT.
Số học phần toàn khóa học là 24 học phần/chuyên đề với khối lượng kiến thức thức toàn khóa tổng cộng là 61 tín chỉ, bao gồm:
Thành phần chương trình đào tạo
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lý thuyết Quan hệ công chúng đương đại
Contemporary Public Relations Theory
Đạo đức, luật pháp và Quy định truyền thông
Public Relations Campaign Planning and Execution
Tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần từ 7 đến 10)
Global Communication Theories and Application
Phần III: Kiến thức chuyên ngành
Digital Media and Public Relations
Quản trị danh tiếng và khủng hoảng
Crisis and Reputation Management
Tự chọn (Chọn 3 trong 9 học phần từ 15 đến 23)
Employee and Investor Relations
Quan hệ công chúng trong tổ chức Phi chính phủ
Public Relations and Advocacy for Nonprofit Organizations
Phát triển nội dung Quan hệ Công chúng
Public Relations Writing and Content Creation
Academic and professional presentation skills
Health Communication and Advocacy
Creative Media Design & Expression
(*) Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận
Kế hoạch đào tạo: Chương trình đào tạo 24 tháng, chia thành 04 học kỳ, thời gian học từ học kỳ 1 đến học kỳ 3 trong 18 tháng, học kỳ 4 trong 6 tháng. Mỗi học kỳ tương ứng với 20 tuần, học 04 tuần thi và thi lại.
Số học phần toàn khóa học là 23 học phần/chuyên đề với khối lượng kiến thức thức toàn khóa tổng cộng là 60 tín chỉ, bao gồm:
Thành phần chương trình đào tạo
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phần II: Kiến thức cơ sở ngành (16TC)
Đạo đức, luật pháp và Quy định truyền thông
Public Relations Campaign Planning and Execution
Tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần từ 6 đến 9 – 6TC)
Global Communication Theories and Application
Health Communication and Advocacy
Phần III: Kiến thức chuyên ngành (28 TC)
Digital Media and Public Relations
Phát triển nội dung Quan hệ Công chúng
Public Relations Writing and Content Creation
Quản trị danh tiếng và khủng hoảng
Crisis and Reputation Management
Thực tập tại doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài
Tự chọn (Chọn 3 trong 8 học phần từ 15 đến 22)
Employee and Investor Relations
Quan hệ công chúng trong tổ chức Phi chính phủ
Public Relations and Advocacy for Nonprofit Organizations
Academic and professional presentation skills
Creative Media Design & Expression
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quan hệ song phương / Chủ nghĩa song phương là việc tiến hành các mối quan hệ chính trị, kinh tế hoặc văn hóa giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nó trái ngược với chủ nghĩa đơn phương hoặc đa phương, là hoạt động của một quốc gia duy nhất hoặc hợp tác cùng nhau bởi nhiều quốc gia. Khi các quốc gia công nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan hệ ngoại giao, họ tạo ra mối quan hệ song phương. Các quốc gia có quan hệ song phương sẽ trao đổi các đại lý ngoại giao như đại sứ để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại và hợp tác.
Các hiệp định kinh tế, như hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được ký kết bởi hai quốc gia, là một ví dụ phổ biến của chủ nghĩa song phương. Vì hầu hết các thỏa thuận kinh tế được ký kết theo các đặc điểm cụ thể của các quốc gia ký kết để dành sự ưu đãi cho nhau, không phải là một nguyên tắc chung chung mà là sự khác biệt mang tính tình huống là cần thiết. Do đó, thông qua chủ nghĩa song phương, các quốc gia có thể có được các thỏa thuận và nghĩa vụ phù hợp hơn chỉ áp dụng cho các quốc gia ký kết cụ thể. Tuy nhiên, các quốc gia sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi vì chi phí giao dịch lãng phí hơn so với chiến lược đa phương. Trong chiến lược song phương, một hợp đồng mới phải được đàm phán cho mỗi quốc gia tham gia. Vì vậy, nó có xu hướng được ưa thích khi chi phí giao dịch thấp và thặng dư thành viên, tương ứng với thặng dư nhà sản xuất về mặt kinh tế, là cao. Hơn nữa, điều này sẽ có hiệu quả nếu một quốc gia có ảnh hưởng muốn kiểm soát các quốc gia nhỏ từ góc độ chủ nghĩa tự do, bởi vì xây dựng một loạt các thỏa thuận song phương với các quốc gia nhỏ có thể làm tăng ảnh hưởng của nhà nước đó.[1]
“Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Yomiuri (Nhật Bản).
Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết ý kiến về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn. Thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973, 45 năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực. Từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” (tháng 3/2014), quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất.
Về chính trị, hai bên duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao. Năm 2017, lần đầu tiên có năm chuyến thăm cấp cao diễn ra trong vòng một năm, trong đó dấu mốc lịch sử là chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam sau 15 năm. Năm 2017 cũng đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 6/2017). Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 vừa qua có sự đóng góp, hợp tác tích cực của Nhật Bản.
Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; là nước cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, năng lượng tại Việt Nam. ODA của Nhật Bản trên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, lao động... đã đạt nhiều tiến triển thực chất. Hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng sôi động với 37 cặp địa phương hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, du lịch phát triển mạnh mẽ. Năm 2017, Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và xứ sở hoa Anh Đào cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam. Trên 230.000 người Việt Nam học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và hơn 16.000 người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.
Năm nay, hai nước tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng ta vui mừng nhận thấy, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.
Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết những biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017, tôi và Ngài Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao đổi và nhất trí về các phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa trên các lĩnh vực.
Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Trên cơ sở và đà hợp tác kinh tế tốt đẹp hiện nay, hai bên sẽ nỗ lực phát huy lợi thế của mỗi nước để bổ sung cho nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế thông qua tăng cường hợp tác về ODA, thương mại, đầu tư. Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, triển khai tích cực các cơ chế hợp tác về kinh tế giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng khác như hợp tác về lao động, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hợp tác giữa các địa phương; phối hợp chặt chẽ thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, qua đó, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, coi đây là nền tảng cho hợp tác bền vững trong tương lai.
Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã, đang và sẽ là người bạn chân thành, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ cùng Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên các diễn đàn quốc tế và khu vực về các vấn đề cùng quan tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tôi tin tưởng, trên cơ sở sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, cùng sự nỗ lực, đồng lòng và chính sách đúng đắn của cả hai bên, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển toàn diện và thực chất, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như của các dân tộc trên thế giới.
Thời gian tới, Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào những lĩnh vực nào, thưa Ngài Chủ tịch nước?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Nhật Bản hiện là đối tác hàng đầu về kinh tế của Việt Nam. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2017, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản đã đạt con số kỷ lục gần 9 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tăng gấp bốn lần so với năm 2016.
Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nguồn vốn dồi dào, con số trên vẫn ở mức khiêm tốn vì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào châu Á và thấp hơn mức đầu tư của Nhật Bản tại một số nước Đông Nam Á. Trong khi đó, hai nước có cơ cấu kinh tế có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
Nhật Bản là quốc gia phát triển, có trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Việt Nam mong muốn Nhật Bản đầu tư, chuyển giao công nghệ vào sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, cũng như các lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, xử lý nước thải, rác thải…
Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản vào tháng 2/2017, 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư mới vào Việt Nam và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là dấu hiệu tích cực và là cơ sở để tin tưởng rằng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm tới, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Nhân dịp đầu Xuân mới 2018, tôi trân trọng gửi tới Hoàng gia, Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và bạn đọc Báo Yomiuri những lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc quan hệ hợp tác, tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta không ngừng được củng cố và phát triển.